Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

5 nguy cơ cấp cứu rình rập tấn công gia đình bạn trong dịp lễ tết

Ngày lễ là dịp mọi người tận hưởng thời gian nghỉ làm hoặc nghỉ học để dành thời gian đó thư giãn bên bạn bè và người thân. Nhưng hàng nghìn người mỗi năm bị gián đoạn cuộc vui bởi bệnh hoặc chấn thương cần phải cấp cứu ở bệnh viện.
Các khoa cấp cứu ngày càng phải tiếp nhiều bệnh nhân vào viện xung quanh các ngày nghỉ lễ. Mặc dù dịp này, các bệnh liên quan đến thời tiết lạnh cũng đóng góp một phần, tùy nhiên phần nhiều ca cấp cứu là hậu quả và các vấn đề đặc trung của ngày lễ. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến.

1. Ăn và uống “thả phanh”

Đối với nhiều người, thời điểm bắt đầu dịp Tết mở ra những cuộc vui liên tiếp với những bữa tiệc nhiều đồ ăn và cũng nhiều cồn hơn thời điểm khác trong năm. Với những người có sẵn bệnh như tiểu đường, hạn chế lượng đường tiêu thụ là điều thiết yếu để tránh phải đi cấp cứu. Những người bị bệnh tim nên đặc biệt cẩn thận với muối và đồ ăn mặn. Ăn nhiều muối có thể khiến bệnh tim trầm trọng hơn. Theo một nghiên cứu gần đây, số lượng người nhập viện vì suy tim tăng lên ngay sau những ngày lễ chính.

Uống rượu bia quá chén cũng tiềm ẩn những nguy cơ riêng bao gồm té ngã, T*i n*n giao thông và các chấn thương khác. Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu bia có thể gây ra nhịp tim bất thường tạm thời, thậm chí ngay cả ở những người không có bất kì vấn đề về tim nào trước đó. Điều này rất hay xảy ra quanh ngày lễ, vì vậy các bác sĩ gọi là hội chứng tim ngày lễ. Hãy cẩn thận với lượng rượu bia uống vào, và nhất định không lái xe sau khi uống rượu bia.

2. Trầm cảm

Trong khi dịp lễ là thời gian tiệc tùng vui vẻ với nhiều người, đó cũng có thể là thời điểm gợi nhắc về người thương yêu cũ và những khoảng thời gian khó khăn.

Tỉ lệ trầm cảm gia tăng, được gọi là nỗi cô đơn của ngày lễ, khiến những bữa tiệc và sự kì vọng xã hội vào mùa lễ trở nên khó khăn với một số người. Tình trạng trầm cảm thậm chí có thể khiến người ta đi cấp cứu vì ý định Tu tu, nghiện chất và hoảng loạn.

Một số người cảm thấy tốt hơn khi nhận ít lời mời ăn tiệc hơn hoặc chỉ dành thời gian với một ít bạn bè thân thiết và người trong gia đình. Hãy tiếp tục những thói quen giảm stress hiệu quả đối với bạn (VD: tập thể dục, viết nhật kí, trò chuyện với bạn bè), và cho phép bản thân tự lựa chọn tham gia những sự kiện cần thiết.

3. Kiệt sức

Di chuyển đường dài, dọn dẹp chuẩn bị, tiệc tùng đến đêm và tích cực mua sắm – không khó hiểu nếu như chúng ta cảm thấy kiệt sức trong ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên, cần cẩn thận để không gặp phải những dấu hiệu thể chất nghiêm trọng như đau ngực, thở gấp, tim đập bất thường, hoặc đau bất thường đến kiệt sức. Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh nguy hiểm mà bạn phải đến gặp bác sĩ.

Sự kiện giảm giá Thứ sáu đen cùng những sự kiện mua sắm khác cũng tiềm ẩn nguy cơ. Đứng lâu để xếp hàng sau khi bỏ bữa sáng hoặc không uống nước đầy đủ có thể khiến bạn dễ bị ngất xỉu. Nên nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ. Điều quan trọng là nên xếp giờ ăn và nghỉ ngơi hợp lý nếu bạn dự định dành cả ngày mua sắm – nếu không muốn vào bệnh viện vì kiệt sức. Đảm bảo ưu tiên giấc ngủ bằng việc duy trì thói quen thức và ngủ điều độ và vệ sinh giấc ngủ tốt.

4. Ngã

Trượt chân, vấp và ngã ở nơi đông người là lý do phổ biến của những ca cấp cứu. Ngã khỏi thang khi đang treo đồ trang trí cũng phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi hoặc những người có sử dụng rượu bia. Đồ chơi đôi khi cũng gây ra những vụ chấn thương trong đó có trẻ nhỏ.

5. Xước, đứt tay, chân

Sử dụng kéo và thước thợ để mở bao bì gây ra nhiều vụ đứt tay và nhập viện. Tương tự đối với đứt tay trong bếp khi chặt gà hoặc thái đồ ăn. Hãy cẩn thận khi dùng đồ sắc nhọn.

Trước dịp nghỉ lễ

Để tránh việc phải gặp bác sĩ trong dịp lễ, cố gắng dự phòng trước các vấn đề xảy ra trước khi dịp lễ bắt đầu. Nếu một vấn đề sức khỏe đang tồi tệ dần – ví dụ tăng lượng đường máu – hoặc Thu*c sử dụng đang chuẩn bị hết, đừng đợi đến khi ngày lễ mới liên lạc dịch vụ y tế. Trong dịp nghỉ lễ, có thể bác sĩ khác sẽ nhận nhiệm vụ thay vì người vẫn luôn điều trị cho bạn.

Khi nào cần thiết phải đến phòng cấp cứu?

Những rủi ro và triệu chứng trong ngày lễ nào cảnh báo bạn phải đi cấp cứu? Khó để nói trước điều này. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo quy tắc sau: đối với triệu chứng cảm lạnh thông thường, ở lại nhà. Đối với đứt tay, chân, bong gân hoặc trật khớp, cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Nếu vấn đề trầm trọng, hãy tới ngay biện viện, đặc biệt nếu đau ngực, khó thở, triệu chứng thần kinh (ví dụ, chóng mặt, ngất hoặc mệt mỏi), cơn đau nặng mới ở bất kì bộ phận nào, và tất cả những vấn đề nghiêm trọng khác.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/5-nguy-co-cap-cuu-rinh-rap-tan-cong-gia-dinh-ban-trong-dip-le-tet-n127137.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY