Tin y tế hôm nay

Tin y tế

5 sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa mùa hè, sai lầm 1 rất dễ gây đột quỵ

Điều hòa vốn là thứ không thể thiếu với chúng ta vào những ngày hè oi ả. Thế nhưng dùng theo 5 cách này thì cực kỳ sai lầm.

Vào những ngày nóng bức oi ả như thế này, điều hòa luôn là đồ dùng cực kỳ quan trọng. Đi ra ngoài nắng một chút, ai cũng có xu hướng muốn tìm nơi có điều hòa mát mẻ để dịu lại tiết trời khó chịu. Nhưng cũng chính vì thế, bạn vô tình biến điều hòa thành dụng cụ nguy hiểm, thậm chí có thể Gi*t người trong tích tắc.

5 sai lầm thường gặp khi dùng điều hòa mùa hè

1. Đột ngột bước vào phòng điều hòa khi vừa đi nắng về: Nguy cơ đột quỵ

Bước vào phòng lạnh đột ngột khi vừa đi nắng hoặc hoạt động thể lực khiến cơ thể bạn chưa kịp thích nghi, do đó rất dễ bị đột quỵ.

Nguyên nhân bởi khi đi ngoài nắng hoặc tập thể dục thể thao khiến mạch máu bị giãn ra. Bước vào phòng lạnh ngay khiến mạch máu đột ngột bị co lại, người có thể trạng yếu rất dễ bị đột quỵ.

Giải pháp: Cần lưu ý để thân nhiệt không bị quá chênh lệch so với nhiệt độ trong phòng hoặc ngoài trời. Nếu từ bên ngoài về thì nên để cơ thể hạ nhiệt rồi mới vào phòng điều hòa.

2. Nằm điều hòa liên tục trong ngày: Nguy cơ liệt mặt

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, hầu hết các gia đình ở thành phố đều bật điều hòa liên tục. đây chính là nguyên nhân khiến số người bị méo mồm, liệt mặt tăng lên nhanh chóng.

Nhất là với trẻ nhỏ. Nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến trẻ bị chứng méo mặt hoặc mất cảm giác trên khuôn mặt vĩnh viễn.

Giải pháp: Không để bé ở trong phòng máy lạnh cả ngày, mỗi buổi sáng và buổi tối khi nhiệt độ ngoài trời thấp, hãy ra ngoài hoạt động hoặc đi dạo. Với trẻ nhỏ cũng nên thường xuyên làm việc này.

3. Sống trong phòng điều hòa kín mít 24/24: Dễ bị nhiễm khuẩn

Nếu ở trong phòng điều hòa không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì rất có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn vì tích tụ quá nhiều khí co2, không khí trong phòng không được làm mới.

giải pháp: đừng quên mở cửa 1-2 tiếng mỗi lần hoặc sử dụng quạt thông gió để lấy không khí tươi mới cho cả phòng, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn ngay trong nhà.

4. Ngồi điều hòa cả ngày: dễ mắc bệnh đường hô hấp

Với tiết trời nắng nóng, việc nằm lì trong phòng hay làm việc ở phòng có điều hòa mát lạnh hẳn là một thiên đường ai cũng mơ ước. nhưng nếu mỗi ngày bạn cứ ngồi điều hòa liên tục hơn 8 giờ đồng hồ sẽ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng… ngoài ra còn mắc các bệnh về da như khô da, dị ứng da.

Giải pháp: Vào buổi sáng, khi tiết trời còn mát mẻ nên tắt điều hòa, mở cửa cho thông thoáng gió. Sử dụng quạt thay điều hòa trong thời điểm này. Khi đến gần trưa, bạn có thể dùng điều hòa và lúc chiều tối cũng nên tắt, chỉ bật quạt cho thoáng.

5. Ngồi điều hòa quá lâu làm việc: Dễ bị khô mắt

Không khí trong phòng điều hòa cần phải luôn luôn được thay đổi để bổ sung thêm oxy. Nếu bật điều hòa quá lâu, không khí sẽ đậm đặc, ô nhiễm, dễ gây khô mắt, mỏi mắt, mắt bị nhiễm trùng. Nhóm nguy cơ cao dễ mắc tình trạng này chính là dân văn phòng, người sử dụng máy tính dài hạn.

Giải pháp: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giúp mắt thư giãn và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

6 việc cần làm khi dùng điều hòa vào mùa hè vừa bảo vệ sức khỏe vừa tránh hư hại đồ dùng

- Sử dụng kết hợp điều hòa với quạt điện vừa giúp mát phòng, vừa làm giảm công suất điện, đồng thời giúp nâng cao thời gian sử dụng của các thiết bị điện, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.

- Sử dụng quạt điện 15-20 phút đầu khi khởi động điều hòa, sau đó có thể giảm bớt gió quạt và điều hòa.

- Sử dụng các vật liệu cách nhiệt trong phòng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài đến nhiệt độ bên trong phòng.

- Lắp cục nóng tại nơi có ít ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào, nhằm hạn chế tối đa nhiệt độ từ mặt trời.

- Tuyệt đối không được để điều hòa ở mức quá thấp để tránh bị sốc nhiệt, đột quỵ...

- nếu có thể, hãy thường xuyên mở cửa phòng sau 2 giờ dùng điều hòa để tránh nhiễm khuẩn ngay trong nhà.

https://afamily.vn/5-sai-lam-thuong-gap-khi-dung-dieu-hoa-mua-he-sai-lam-1-rat-de-gay-dot-quy-20220620165428597.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/5-sai-lam-thuong-gap-khi-dung-dieu-hoa-mua-he-sai-lam-1-rat-de-gay-dot-quy-20220620165428597.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu là viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên và có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu.
  • Ở phụ nữ, nhiễm khuẩn niệu rất phổ biến. Vi khuẩn có thể từ trực tràng, ở *m đ*o, gây viêm nhiễm ngược dòng lên niệu đạo, bàng quang, bể thận.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY