Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bí quyết sử dụng máy lạnh tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ

Khi sử dụng máy lạnh cần lưu ý những gì để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những cách sử dụng điều hòa sao cho hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dùng tốt nhất.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên để bảo vệ đường hô hấp của trẻ

Máy lạnh trong thời gian sử dụng sẽ dễ bị đóng bụi, vi khuẩn. Màng lọc không khí của máy lạnh lúc này sẽ rất bẩn. Nếu tiếp tục sử dụng thì có khả năng sẽ phát tán bụi và vi khuẩn vào không khí. Không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng của máy lạnh mà điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Máy lạnh sử dụng trong thời gian dài không vệ sinh sẽ tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại. Vì vậy bạn nên vệ sinh máy lạnh định kỳ, rửa sạch và diệt khuẩn trên tấm lưới lọc. Đặc biệt nếu trong nhà có người bị bệnh hô hấp hay trẻ sơ sinh thì vệ sinh máy lạnh định kỳ càng nên được chú ý để đảm bảo sức khỏe hơn.

Thời gian vệ sinh máy lạnh định kỳ nên là 2-3 tháng một lần. Đối với những chiếc máy lạnh cũ, sử dụng thường xuyên thì thời gian vệ sinh định kỳ nên là 1-2 tháng một lần.

Quy tắc 3 phút khi dùng máy lạnh để tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Nhiệt độ trong và ngoài phòng có gắn máy lạnh sẽ có sự chênh lệch khá lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường hô hấp của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân của việc bị sốc nhiệt, cảm cúm, sốt, ho,... ở trẻ nhỏ.

Vậy phải làm như thế nào để phòng tránh sốc nhiệt ở trẻ nhỏ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột? Câu trả lời là người lớn nên mở của phòng máy lạnh trước 3 phút hoặc tắt máy lạnh 3 phút trước khi cho bé ra ngoài. Nên để cho trẻ nhỏ thích nghi dần dần với nhiệt độ ngoài trời để tránh sốc nhiệt, ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.

Tương tự khi trước khi bé vào phòng máy lạnh thì người lớn nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé nghỉ ngơi ở nhiệt độ phòng bình thường. Sau 3 phút thì bố mẹ mới mở máy lạnh cho bé.

Tắt máy lạnh trong phòng 3 phút rồi mới để các bé ra ngoài

Không nên sử dụng máy lạnh trong thời gian dài, liên tục

Người lớn không nên để cho trẻ ở trong phòng máy lạnh 24/24, tránh tình trạng trẻ bị ngột ngạt và bị các bệnh về đường hô hấp. Khi trời nóng, bố mẹ có thể bật máy lạnh một thời gian ngắn. Rồi sau đó tắt máy lạnh đi và dùng quạt điện để đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.

Lưu ý khi bật máy lạnh, bố mẹ nên để các lối thông gió giúp không khí trong phòng được lưu thông. Kết hợp với máy lạnh thì bố mẹ có thể bật quạt số nhỏ nhất để căn phòng thoáng hơn.

Nếu trong nhà có người ốm thì không nên ở trong phòng máy lạnh chung với trẻ nhỏ. Bởi vi rút có thể phát tan trong căn phòng và xâm nhập vào cơ thể. Bố mẹ hãy mở cửa để cho vi rút bay ra ngoài, đảm bảo trẻ không bị lây bệnh từ người thân.

Không nên để trẻ sử dụng điều hòa trong một thời gian dài

Điều chỉnh hướng của máy lạnh không phả trực tiếp vào trẻ

Sức đề kháng cũng như hệ hô hấp của trẻ rất yếu. Vì vậy khi trẻ ở trong phòng máy lạnh và bị luồng gió thổi trực tiếp vào người sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Phụ huynh tốt nhất không nên để máy lạnh thổi trực tiếp vào người trẻ. Tốc độ gió được cài đặt cũng không được quá mạnh, chỉ nên ở mức gió nhẹ.

Vị trí bé nằm ngủ không nên ở đối diện với hướng gió của điều hòa. Hoặc khi lắp đặt, cha mẹ có thể tránh lắp điều hòa hướng vào chỗ bé nằm. Nếu lỡ đã lắp máy lạnh phả trực tiếp vào khu vực giường ngủ của bé, bố mẹ nên điều khiển cho hướng gió tránh sang chỗ khác hoặc để ở mức gió thấp nhất.

Điều chỉnh hướng điều hòa không phả trực tiếp vào trẻ nhỏ

Tăng giảm nhiệt độ máy lạnh ở mức phù hợp

Cần điều chỉnh nhiệt độ của máy lạnh thật cẩn thận vì thân nhiệt của trẻ nhỏ rất khác với người lớn. Nhiệt độ máy lạnh phù hợp đối với trẻ sơ sinh là từ 26-28 độ.

Thai nhi khi ở trong bụng mẹ đã quen với nhiệt độ cơ thể của mẹ là khoảng 36-37 độ. Sau khi chào đời, đến khi trẻ đủ tháng thì thân nhiệt sẽ là khoảng 36,5 đến 37,5 độ nếu được chăm sóc đúng cách.

Lựa chọn nhiệt độ máy lạnh phù hợp với cơ thể trẻ nhỏ

Bé bị đổ mồ hôi nhiều khi ở trong phòng máy lạnh thì bố mẹ nên giảm nhiệt độ phòng xuống 1 đến 2 độ. Nếu thấy người bé lạnh thì bố mẹ hãy đội nón che phần trán và đeo bao tay, bao chân để bé không bị nhiễm lạnh.

Mỗi bé sẽ có sức đề kháng và khả năng thích nghi khác nhau. Tùy trường hợp bố mẹ điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp với con. Điều quan trọng cần chú ý đến là không để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều. Nhiệt độ chênh lệch nhiều dễ dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt. Thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, gây ốm, sốt, ho,... Nhiệt độ chênh lệch tốt nhất nên để là không vượt quá 7 độ.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích, giúp bạn sử dụng máy lạnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tối ưu cho gia đình của mình nhé.

Theo Phụ nữ mới

Link bài gốc Lấy link

https://phunumoi.net.vn/bi-quyet-su-dung-may-lanh-tranh-cac-benh-duong-ho-hap-cho-tre-d268435.html

Theo Phụ nữ mới

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/bi-quyet-su-dung-may-lanh-tranh-cac-benh-duong-ho-hap-cho-tre/20240408075723030)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu Thu*c... hoặc có thể phối hợp với các vị Thu*c khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong.
  • Ung thư phế quản là một trong những ung thư khó chữa. Chẩn đoán giai đoạn sớm thường khó và phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán muộn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả điều trị.
  • Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn.
  • Đối với loại này, để tạo ra miễn dịch của cơ thể chống lại một loại bệnh nào đó, người ta có thể dùng chính các vi khuẩn gây bệnh đó, làm yếu hoặc mất độc lực của chúng và đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên
  • Sốt, đau đầu, nôn,… là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Các bộ phận của cây mướp lúc còn non cũng như khi đã già đều dùng làm Thuốc để chữa bệnh. đặc biệt, cây mướp chữa bệnh thấp nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.
  • Giống như một số Thu*c kháng sinh khác, khi sử dụng clarythromicin có thể gặp một số tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn).
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY