Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vỗ rung lồng ngực nâng cao hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp

Việc đưa kỹ thuật vỗ rung lồng ngực vào ứng dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Hiện nay, các bệnh nhân có ứ đọng, tăng tiết đờm dịch trong đường hô hấp như: viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản, copd, xẹp phổi, người bệnh có thở máy, người nằm bất động lâu ngày, trước phẫu thuật lồng ngực, rửa phổi... ngoài các chỉ định nội khoa, còn được các kỹ thuật viên, điều dưỡng thực hiện kỹ thuật vỗ rung lồng ngực giúp long đờm.

Kỹ thuật này giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, phục hồi nhanh chức năng hô hấp, đem lại hiệu quả điều trị bệnh tối đa cho bệnh nhân.

Bệnh nhân đ.t.b, 54 tuổi (hòa an, cao bằng), có tiền sử hen phế quản điều trị nhiều lần. trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện ho từng cơn, có đờm trắng, dính, khó thở tăng dần, tức ngực, dùng Thu*c ở nhà không đỡ, được người nhà đưa đến bvđk tỉnh cao bằng khám.

Sau khi thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán hen phế quản bội nhiễm, được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với kỹ thuật vỗ rung lồng ngực hàng ngày. sau 07 ngày điều trị bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

Bệnh nhân cho biết sau mỗi lần vỗ rung lồng ngực, cảm giác rất dễ chịu, khạc đờm dễ hơn và đặc biệt có cảm giác sạch phổi, khỏe hơn.

Thực hiện kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân B. Ảnh: BVCC

Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực

Theo Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Vân Vy, Trưởng khoa Nội tổng hợp (BVĐK tỉnh Cao Bằng) cho biết: Vỗ rung lồng ngực là kỹ thuật nằm trong nhóm kỹ thuật làm sạch phổi, dùng lực cơ học, bàn tay kỹ thuật viên làm long đờm, dịch, chất tiết sau đó được đẩy ra các phế quản rộng hơn và thoát ra ngoài nhờ tư thế dẫn lưu và phản xạ ho khạc.

Song song với việc điều trị nội khoa, người bệnh có các bệnh như ứ đọng, tăng tiết đờm dịch trong đường hô hấp cần được kết hợp cùng kỹ thuật này để tăng hiệu quả, làm rút ngắn thời gian điều trị. Giúp cho người bệnh:

- Giảm tần suất và độ nặng của các triệu chứng;

- Giảm số lần xuất hiện các đợt cấp;

- Giảm biến chứng ho khạc đờm, khó thở;

- Giảm tác dụng phụ của trị liệu, tăng sức chịu đựng của cơ thể với các hoạt động thể lực, tăng chất lượng cuộc sống.

Chống chỉ định tuyệt đối kỹ thuật “vỗ rung lồng ngực” đối với những trường hợp: Có gãy hoặc rạn xương sườn mới, ho ra máu đỏ tươi, người bệnh loãng xương nặng, người mới phẫu thuật lồng ngực, đặt stent mạch vành, đặt máy tạo nhịp.

Phòng các bệnh đường hô hấp

Bệnh lý đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên khác nhau: vi khuẩn, virus, dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói Thu*c lá...Vì vậy để phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh cần thực hiện tốt:

- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, xúc miệng bằng nước muối pha loãng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Nên rửa tay bằng xà phòng để có thể loại bỏ virus, không để virus có cơ hội sâm nhập vào cơ thể.

- Đeo khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với những người mắc bệnh, khi tới những khu vực đông người, hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh.

- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi.

- Vệ sinh vật dụng, đồ dùng, nơi ở và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng tạo không gian thoáng mát, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển.

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.

- Vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Nếu bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, người bệnh cần đi khám và điều trị triệt để, nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng hơn, tiến triển thành mạn tính, gây biến chứng nguy nhiểm.

N. Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/vo-rung-long-nguc-nang-cao-hieu-qua-phuc-hoi-chuc-nang-ho-hap-n197584.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu Thu*c... hoặc có thể phối hợp với các vị Thu*c khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong.
  • Ung thư phế quản là một trong những ung thư khó chữa. Chẩn đoán giai đoạn sớm thường khó và phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán muộn, do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp và kết quả điều trị.
  • Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (virut, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Đối với trẻ, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn.
  • Đối với loại này, để tạo ra miễn dịch của cơ thể chống lại một loại bệnh nào đó, người ta có thể dùng chính các vi khuẩn gây bệnh đó, làm yếu hoặc mất độc lực của chúng và đưa vào cơ thể tạo kháng nguyên
  • Sốt, đau đầu, nôn,… là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,… nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não.
  • Bạn có muốn bảo vệ con mình khỏi các bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như cảm và ho? Câu trả lời là “có” nếu mẹ chịu khó thêm tỏi vào các món ăn lúc chế biến cho trẻ.
  • Các bộ phận của cây mướp lúc còn non cũng như khi đã già đều dùng làm Thuốc để chữa bệnh. đặc biệt, cây mướp chữa bệnh thấp nhiệt thường xảy ra vào mùa hè.
  • Giống như một số Thu*c kháng sinh khác, khi sử dụng clarythromicin có thể gặp một số tác dụng phụ (tác dụng không mong muốn).
  • Thời tiết lạnh kéo dài khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, tiêu chảy. Tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời điểm này rất đông bệnh nhi đến khám do mắc phải các chứng bệnh trên.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY