Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Virus siêu cảm cúm xuất hiện tại Australia

Australia phát hiện một đợt dịch cảm cúm với loạt triệu chứng tương tự Covid-19 như sốt, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi..., tuy nhiên người mắc không bị mất vị giác, khứu giác.

Virus được gọi là "siêu cảm cúm", lần đầu xuất hiện ở Anh vào tháng 11/2021, hiện hoành hành tại các thành phố lớn của Australia. Các bệnh nhân có triệu chứng như nhiễm nCoV song đều xét nghiệm âm tính.

Biểu hiện phổ biến nhất bao gồm đau rát họng, nhức đầu, đau cơ thể, chảy nước mũi và mệt mỏi. Triệu chứng đôi khi kéo dài hàng tuần, trung bình là từ 10 đến 14 ngày. Người mắc virus "siêu cảm cúm" thường không mất vị giác hoặc khứu giác. Đây là điểm khác biệt duy nhất với Covid-19.

Hiện mức miễn dịch của Australia xuống thấp, hàng nghìn người đổ ra đường sau gần hai năm giãn cách để trở lại cuộc sống, tạo điều kiện cho các mầm bệnh mới nổi xuất hiện. Theo các chuyên gia, virus "siêu cảm cúm" lây lan dữ dội tương tự Covid-19.

Các ca nhiễm cúm nghiêm trọng ở Anh được báo cáo vào cuối năm ngoái, cũng trong thời gian nước này mở cửa trở lại. Giới chuyên gia trước đó đã dự đoán số ca nhiễm trùng đường hô hấp nói chung sẽ tăng lên, các trường hợp cúm không nằm ngoài xu hướng này.

Các nhà khoa học nhận định thời gian dài phong tỏa, không phơi nhiễm các loại virus nói chung khiến hệ hô hấp quen thuộc với điều này, dễ tổn thương hơn khi trở lại cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, lượng lớn khách du lịch nhập cảnh Australia cũng mang theo các mầm bệnh lạ.

Người dân Australia đối mặt với virus siêu cảm lạnh sau thời gian giãn cách vì Covid-19. Ảnh: ABC

Tiến sĩ ian mackay, chuyên gia virus từ đại học queensland, cho biết covid-19 đã làm thay đổi quan niệm truyền thống rằng mầm bệnh đường hô hấp chỉ xuất hiện trong thời tiết lạnh. các đợt cảm lạnh tại australia gia tăng đột biến trong thời gian gần đây, bất chấp thời tiết ấm lên.

"Rõ ràng chúng không xuất hiện theo mùa nữa mà xuất hiện dựa trên mức độ miễn dịch của người dân. Khi miễn dịch xuống thấp, virus có thể hoành hành bất cứ khi nào", ông nói.

Một số chuyên gia thậm chí lo ngại dịch cúm có trong năm nay có thể gây ra nhiều ca t* vong hơn covid-19. nhà dịch tễ học catherine bennett cảnh báo: "khả năng miễn dịch chống lại bệnh cúm của chúng ta thấp hơn vì đã bỏ qua hai mùa cúm. mùa đông năm nay, số người ch*t do covid-19 có thể thấp hơn, vì giờ đây cúm mới là yếu tố tấn công người dễ tổn thương".

Thục Linh (Theo New Zealand Herald, Daily Mail)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/virus-sieu-cam-cum-xuat-hien-tai-australia-4442541.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY