Tin y tế hôm nay

Tin y tế

5 thực phẩm như “thẻ đỏ” với bệnh đái tháo đường týp 2

Nếu bạn theo dõi nồng độ đường huyết thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy rằng một số loại thực phẩm nhất định, đặc biệt là những thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế, sẽ làm đường trong máu tăng cao.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm như “thẻ đỏ” mà bạn nên cẩn thận hơn, nếu bạn đang cố gắng duy trì sự kiểm soát lượng đường trong máu.

Mì ống - Pasta: Món mì Ý hay còn gọi là spaghetti chính là một trong những loại pasta nổi tiếng, phổ biến nhất tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Mì pasta hấp dẫn có nhiều fan yêu thích, nhưng cũng nổi tiếng làm đường huyết tăng và thường được xếp vào top đầu trong các bảng xếp hạng thực phẩm làm tăng đường máu, do chứa nhiều carbohydrat tinh chế ngược lại với hàm lượng protein và chất béo thấp. Thật ra, không cần phải loại bỏ hoàn toàn mì ống để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh. Hạn chế khẩu phần mì ống của bạn với một lượng nhỏ hơn và dùng đan xen với thực phẩm giàu chất đạm và chất xơ có thể giúp giảm bớt một số ảnh hưởng xấu của carbohydrat cao đối với lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, hãy chú ý đến các loại nước sốt lựa chọn để cho vào pasta, do nước sốt thường có nhiều bơ và pho mát, chứa nhiều lượng chất béo bão hòa, làm tăng mức LDL (cholesterol xấu) máu. Nên chọn các loại nước sốt tỏi và dầu ô liu, có hàm lượng chất béo không bão hòa cao và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, đặc biệt đối với những người bị đái tháo đường và đang mắc bệnh tim mạch.

Kẹo ngọt: Các loại kẹo ngọt cơ bản là 100% đường đơn giản hoặc si-rô bắp, không có giá trị dinh dưỡng và chắc chắn sẽ làm tăng lượng đường trong máu cao. Khi thèm ăn ngọt, hãy thử ăn vặt vài miếng trái cây có chất xơ cao như các lát táo, quả lê hoặc quả mọng. Nếu trái cây không có, hãy thử một miếng sôcôla đen, có chứa chất chống ôxy hóa cao và chứa một lượng chất béo để làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Các món ăn chip: Ngày nay, có rất nhiều loại món ăn chip khác nhau trên thị trường, do đó hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn chip ngày càng khác nhau. Trong vô vàn những món ăn vặt ngon lành hấp dẫn, phải nói rằng khoai tây chiên được xem là một trong những món ăn vặt được nhiều người mê mẩn nhất thế giới. Khoai tây chiên hay còn gọi là khoai chip, với những lát khoai tây mỏng tang, được chiên ngập dầu giòn rụm thơm phức, là món ăn có ảnh hưởng rộng trong cộng đồng cư dân. Mặc dù vậy, hầu hết các loại khoai chip được làm từ khoai tây hoặc ngô đã được chế biến, sau đó chiên trong dầu được hydro hóa, tăng nguy cơ xơ vữa và tắc nghẽn động mạch. Hãy thay thế đồ ăn chứa một lượng lớn chất béo chuyển hóa làm tăng đường máu nhẹ đó bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu lăng. Tránh ăn khoai tây chiên một mình và thử kết hợp với thực phẩm có chất đạm cao như sữa chua hoặc các hạt đậu để có được bữa ăn nhẹ cân bằng hơn.

Soda: Uống soda khi đang sống chung với bệnh đái tháo đường cũng giống như bạn đang đổ xăng vào lửa. Tương tự như kẹo, soda cung cấp lợi ích dinh dưỡng nghèo nàn và có thể làm rối loạn mức đường máu lành mạnh ngay cả khi bạn đang tuân thủ theo một chế độ ăn uống lành mạnh. Uống soda còn làm thay đổi hệ vi khuẩn ruột khỏe mạnh đóng vai trò lớn trong việc phòng ngừa sự đề kháng insulin. Sữa ít đường có vẻ như là một phương pháp thay thế lành mạnh hơn bởi vì chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết. Cà phê hàm lượng đường thấp, trà đen và trà xanh là những lựa chọn tuyệt vời cho đồ uống khi bạn muốn dùng.

Gạo trắng: Một loại thực phẩm giàu chất xơ rất phổ biến là gạo trắng, có thể tìm thấy trong rất nhiều món ăn và văn hóa ẩm thực khác nhau trên toàn thế giới mà dường như không thể tránh được. Gạo trắng, thường ở dưới một dạng chế biến của ngũ cốc đã bị tước bỏ phần chất xơ và đạm có trong phần vỏ. Tương tự như mì ống, gạo trắng nên được ăn với lượng khiêm tốn và kết hợp với các thực phẩm khác giúp làm giảm tác dụng của carbohydrat đơn giản gây tăng đường máu. Khuyến cáo dùng gạo nâu (gạo chưa xát kỹ) do có hàm lượng chất xơ cao hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu và chứa một số chất dinh dưỡng có giá trị cho một chế độ ăn uống cân bằng.

Tất nhiên, bạn cũng không nên tuyệt đối hóa việc ăn uống, bạn không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn các thức ăn “thẻ đỏ” khỏi chế độ ăn uống. Bạn chỉ cần quan tâm hơn và nên dùng với lượng nhỏ các thức ăn “thẻ đỏ” kèm với các thực phẩm khác giúp tạo ra một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh. Chú ý theo dõi tác động của những thực phẩm này lên mức đường trong máu của bạn. Cuối cùng, quản lý bệnh đái tháo đường tốt qua chế độ ăn uống là chú ý tới các loại thực phẩm bạn thường xuyên sử dụng và hiểu các chất dinh dưỡng nào giúp ổn định đường trong máu tốt nhất.

BS. Nguyễn Hải Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/5-thuc-pham-nhu-the-do-voi-benh-dai-thao-duong-typ-2-n143063.html)
Từ khóa: thực phẩm

Chủ đề liên quan:

thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY