Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

6 cách chữa đau bụng, đi ngoài, ngộ độc thực phẩm: Nguyên liệu rất sẵn trong nhà bếp

Nếu chẳng may bị đau bụng, đi ngoài, thậm chí là ngộ độc thực phẩm ở mức độ nhẹ thì bạn có thể điều trị bằng những biện pháp dân gian này.

Tỏi

Nếu bị ngộ độc thực phẩm bạn chỉ cần nhai sống tép tỏi tươi. trong tỏi có thành phần kháng khuẩn và chống virus giúp đánh bật các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm rất tốt.

Lá ổi

Trong lá ổi chứa chất tannin có tác dụng làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn nên giúp giảm đau bụng đi ngoài khá hiệu nghiệm.

Bạn lấy lá ổi cả non cả già, rửa sạch rồi sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong khoảng 15 – 30 phút, để nguôi và lấy nước uống. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, chia làm nhiều lần trong ngày.

Nước chanh

Trong chanh có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, chống virus nên uống nước chanh giúp đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng khó chịu khi bị ngộ độc thực phẩm.

Bạn lấy 2 muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 1 chút đường uống 2 lần/ngày sẽ làm giảm triệu chứng ngộ độc thực thẩm.

Ảnh minh họa.

Quả sung

Quả sung có chứa các thành phần saccarose, glucose, các acid shikimic acid, malic acid, oxalic acid, quinic acid, citric acid, vitamin b1, c và các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho,… có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài rất tốt. bên cạnh đó, quả sung cũng có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tiêu hóa và ngăn chặn các tế bào ung thư hiệu quả.

Để chữa đau bụng đi ngoài bằng quả sung bạn chọn quả sung bánh tẻ, còn xanh tươi sau đó đem rửa sạch, xắt thành lát mỏng hoặc đập dập. sau đó đem sung phơi khô và tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài. mỗi lần uống lấy 8 – 10g bột quả sung pha với nước sôi uống. mỗi ngày uống 3 lần.

Mật ong

Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn tuyệt vời nên mỗi lần chỉ càn uống một muỗng cà phê là thấy hiệu quả. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần sẽ giảm bớt triệu chứng đau bụng, đi ngoài, ngộ độc thực phẩm.

Lá mơ lông

Lá mơ lông có chứa các chất như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu,… có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng, chống co thắt hồi tràng.

Cách dùng như sau: bạn lấy 30 – 50g lá mơ lông, rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn đều với 2 lòng đỏ trứng gà. Sau đó, lấy một miếng lá chuối rửa sạch, cho vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa nãy vào để nướng với lửa nhỏ. Dùng để ăn trong 3 ngày.

*Lưu ý: Những bài Thu*c trên đều theo kinh nghiệm dân gian, nếu có biểu hiện đau bụng, ngộ độc... hãy đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa!

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/6-cach-chua-dau-bung-di-ngoai-ngo-doc-thuc-pham-nguyen-lieu-rat-san-trong-nha-bep-search/?id=303465

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/6-cach-chua-dau-bung-di-ngoai-ngo-doc-thuc-pham-nguyen-lieu-rat-san-trong-nha-bep/20211205095646287)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột thừa là một cấp cứu thường gặp nhất trong các bệnh cấp cứu về ngoại khoa. Bệnh có khi đơn giản, nhưng có khi cũng vô cùng phức tạp.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Mangyte ơi, em chưa ăn sáng đang đau bụng xót ruột, nhưng khi ăn vào em thấy chóng mặt rồi nôn ói mà không ói được. 1 tiếng sau thì bị đau bụng quằn quại...
  • Trong lúc ăn và sau ăn tầm 5 phút thì cháu thấy khá là đau bụng, đau ở phía trên của bụng. Mangyte ơi, cháu bị làm sao vậy ạ?
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mẹ em năm nay 59 tuổi. Mẹ em bị bệnh đau dạ dày và thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, có phải là bị viêm đại tràng không? Mẹ em còn bị tiểu buốt, tiểu rát, có phải là bị viêm bàng quang hay không? Ngoài ra, còn bị polyp túi mật. Do nhà em ở Lâm Đồng, mỗi lần xuống Sài Gòn khám và ở lại cũng bất tiện. Em nghe nói bên BV Bình Dân có nội soi được đầy đủ các bệnh trên, có đúng không bác sĩ? Hoặc bác sĩ tư vấn giúp em nơi nào khám bệnh nhanh có tất cả các bệnh trên. Cám ơn bác sĩ! (Thùy Trang)
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY