Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

6 lý do bố mẹ không nên cho trẻ uống cà phê dù chỉ một ngụm nhỏ

Cà phê là một thức uống phổ biến với người lớn, tuy nhiên nó gây nhiều tác động khôn lường với sức khỏe của trẻ nhỏ, một trong số đó là rối loạn nhịp tim và huyết áp.

Cà phê được xem là một trở ngại đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì loại thức uống này gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể nên nó không hề được khuyên dùng cho trẻ em. Uống cà phê quá sớm còn làm cản trở hệ thống thần kinh trung ương của trẻ và ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe trẻ.

Cà phê gây mất ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ từ 5-12 tuổi cần ngủ ít nhất 11 tiếng/ngày, còn lứa tuổi thanh thiếu niên cần ngủ đủ 8-10 tiếng/ngày. Caffeine có thể làm tăng năng lượng tức thời, nhưng lại gây khó ngủ, mất ngủ. Do đó, nếu trẻ uống cà phê sẽ làm tăng nguy cơ mất ngủ và thiếu ngủ, gây rối loạn giấc ngủ sau này.

Cà phê gây sâu răng

Trẻ em sử dụng nhiều cà phê sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng bởi loại thức uống này có tính axit sẽ phá hủy men rằn, gây sâu răng. Trẻ dễ bị sâu răng hơn người lớn. Sau khi thay răng sữa, phải mất nhiều năm men răng của trẻ mới có thể cứng lại. Men răng vĩnh viễn chưa đủ cứng khiến răng yếu và dễ bị sâu. Trẻ em uống cà phê sẽ dễ bị mòn men răng và sâu răng.

Uống cà phê làm giảm cảm giác thèm ăn

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của cà phê với trẻ em là làm giảm cảm giác thèm ăn trong khi đây là độ tuổi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để trẻ phát triển. Khi trẻ uống cà phê, tác dụng kích thích của caffeine có thể dẫn đến cảm giác ít ngon miệng, khiến bé ăn uống ít hơn và gây thiếu dinh dưỡng. Chính vì vậy, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng thức uống này và thay thế bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất khác.

Giảm mật độ khoáng xương

Canxi là chất quan trọng để cho xương luôn khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển chiều cao. Việc cho trẻ uống nhiều cà phê sẽ đi tiểu nhiều hơn, bởi thức uống này là một chất rất lợi tiểu, điều này có thể làm mất canxi từ cơ thể, có thể dẫn đến giảm mật độ khoáng xương, suy yếu xương.

Cà phê cũng chứa một lượng lớn caffeine có thể sẽ làm suy giảm calci trong cơ thể. Cứ tiêu thụ 100mg caffeine thì sẽ bị mất khoảng 6mg canxi.

Uống cà phê gây rối loạn nhịp tim và huyết áp

Các nghiên cứu ở Mỹ trên trẻ em sử dụng caffeine có trong cà phê cho thấy ngay cả ở liều lượng thấp (1 tách cà phê) thì caffeine cũng ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim của trẻ.

Khi trẻ sử dụng cà phê ở liều lượng thấp, tim đập chậm lại để bù đắp cho sự tăng huyết áp. Còn ở liều lượng cao, tim tăng tốc dồn dập. Cả hai sự rối loạn này đều ảnh hưởng đến tim mạch của trẻ. Vì vậy, các nhà khoa học cũng đã khuyên cáo răng không nên cho trẻ sử dụng cà phê khi chưa đến tuổi trưởng thành.

Trẻ nhỏ khó tập trung nếu uống cà phê

Trẻ em uống cà phê có thể bị hiếu động thái quá, bồn chồn và thường gặp khó khăn trong việc tập trung vào các công việc thường ngày. Caffeine có trong cà phê là chất kích thích làm tăng năng lượng và sự tỉnh táo, do đó có thể dẫn đến tình trạng trẻ quá hiếu động.

Theo Huyền Trần/ Gia đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/6-ly-do-bo-me-khong-nen-cho-tre-uong-ca-phe-du-chi-mot-ngum-nho-d147035.html

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/6-ly-do-bo-me-khong-nen-cho-tre-uong-ca-phe-du-chi-mot-ngum-nho-d147035.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/6-ly-do-bo-me-khong-nen-cho-tre-uong-ca-phe-du-chi-mot-ngum-nho-352767)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY