Khoa học hôm nay

6 thói quen vệ sinh cá nhân cực sai lầm chúng ta vẫn làm mỗi ngày: Thay đổi ngay trước khi phải hối hận

Theo bạn, nên rửa tay trước hay sau khi đi vệ sinh? Cẩn thận nhầm đấy nhé!

Giữ gìn là một thói quen hết sức cần thiết, để đảm báo cơ thể luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc giữ gìn vệ sinh cũng cần tuân thủ những quy tắc nhất định để đảm bảo tính hiệu quả. Và bạn biết không, hóa ra có rất nhiều quy tắc chúng ta vẫn làm sai mỗi ngày mà không hề hay biết.

1. Tắm quá nhiều lần trong ngày

Tắm là một trong những phương pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân cơ bản nhất rồi, nhưng bạn có biết việc tắm quá nhiều cũng gây ra tác hại chẳng thua kém gì so với việc không tắm suốt cả tuần?

Đây là kết luận của các chuyên gia dịch tễ từ ĐH Columbia. Theo đó, việc tắm quá nhiều sẽ làm da bạn khô đi, dễ nứt nẻ, từ đó khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể hơn và tạo ra những căn bệnh hết sức khó chịu.

Các chuyên gia cho biết, tần suất tắm trong ngày không nên nhiều hơn 1 lần.

2. Không rửa tay TRƯỚC KHI đi toilet

Nghe thì vô lý đúng không, nhưng bạn không chỉ cần rửa tay sau khi đi vệ sinh đâu, mà trước đó cũng phải rửa nữa.

Thực tế là vi khuẩn không chỉ tồn tại trong toilet, mà hiện diện ở mọi nơi trong nhà bạn. Thậm chí, toilet cũng không phải nơi bẩn nhất ngôi nhà đâu. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh, vi khuẩn chắc chắn đã luôn tồn tại trên người bạn.

Và đến lúc "hành sự" trong toilet, chạm vào những bộ phận nhạy cảm, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy mà thậm chí, việc rửa tay trước khi đi toilet xét trên một vài mức độ thì còn quan trọng hơn là rửa sau.

3. Giật bồn cầu bằng đầu ngón tay

Tạp chí Prevention có đề cập về một nghiên cứu quan sát một WC cơ bản. Theo đó thì sau khi xả nước, tận 1,5 giờ sau vẫn còn vô số các "giọt" vi khuẩn vương vãi trên bề mặt căn phòng.

Bởi vậy nên ít nhất, không nên dùng đầu ngón tay để xả nước bồn cầu. Thay vào đó, hãy dùng phần khớp mặt sau ngón tay, giống như hình trên.

Chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng tập được thói quen này sẽ rất có ích. Trong trường hợp bạn quên không rửa tay mà chạm vào vật khác, nó giúp vi khuẩn từ nhà vệ sinh không lan ra môi trường xung quanh.

4. Sử dụng 1 chiếc gối trong thời gian dài

Gối - dù nhồi bông hay lông vũ - đều là thiên đường cho mạt bụi và nấm mốc sau một khoảng thời gian sử dụng. Nếu liên tục sử dụng cùng một chiếc gối mà không giặt hoặc thay thế, chúng có thể chạm đến khuôn mặt của chúng ta, gây ra nhiều vấn đề khó chịu như ngứa ngáy, viêm da, dị ứng.

Gối quá bẩn cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề da liễu, thậm chí khiến hệ hô hấp bị tổn thương. Vậy nên nếu có thể, hãy giặt gối 1 lần/tuần, hoặc nhiều nhất là 2 tuần.

5. Ngủ chung với vật nuôi

Một trong những sai lầm vệ sinh phổ biến nhất có liên quan đến việc để chó hoặc mèo ngủ chung giường với chúng ta. Trên thực tế, dù được chăm sóc kỹ đến thế nào, chó và mèo đều có vi khuẩn trên lông, thậm chí đôi khi là vi khuẩn ch*t người.

6. Rửa mặt bằng xà phòng bánh

Một số người nhầm tưởng rằng xà phòng có thể dùng để rửa lên mọi bộ phận cơ thể, bao gồm cả mặt.

Nhưng thực ra, da mặt rất khác với các vùng da còn lại trong cơ thể. Trên thực tế, xà phòng bánh có thể gây tắc lỗ chân lông, và khiến mụn nổi lên nhiều hơn. Bên cạnh đó, bản thân xà phòng cũng không được thiết kế cho da mặt, có thể làm rối loạn độ pH và hủy hoại lớp bảo vệ trên da mặt của chúng ta.

Vậy nên nhớ nhé, sữa rửa mặt mới là thứ được phép dùng lên vùng da "mặt tiền" của bạn thôi.

Tham khảo: BS, VT.co

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/6-thoi-quen-ve-sinh-ca-nhan-cuc-sai-lam-chung-ta-van-lam-moi-ngay-thay-doi-ngay-truoc-khi-phai-hoi-han-20200315124309314.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Thận có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nhưng vì vô ý hoặc thiếu hiểu biết mà chúng ta thường có những quen vô tình làm tổn hại tới thận của chúng ta.
  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ cũng như hoạt động sống của người bệnh.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Gần tết rồi, con cái bận công việc, nhà chỉ còn 2 ông bà già nên tôi muốn thuê người dọn dẹp nhà cửa. Nhà tôi 3 tầng, khá rộng, không biết chi phí có cao lắm không, và liên hệ ở đâu? Chúng tôi chưa bao giờ thuê dịch vụ này, có điều gì cần lưu ý, nhờ mangyte.vn chỉ giúp. Chúng tôi cảm ơn rất nhiều! (Bảy Hạnh - Q. Gò Vấp, TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY