Tin y tế hôm nay

Tin y tế

68 bệnh nhân Covid-19 ở Hải Dương tổn thương phổi

Tại Bệnh viện Dã chiến số 1 Hải Dương hiện có 68 bệnh nhân Covid-19 xuất hiện dấu hiệu tổn thương phổi mức độ khác nhau, trong đó 30 ca tổn thương khoảng 20-40% nhu mô phổi.

ca-nhiem-covid-19.jpg

Ts.bs vũ minh điền, phó giám đốc trung tâm phòng chống dịch, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, chuyên gia hỗ trợ bệnh viện dã chiến số 1 hải dương cho biết, đơn vị tiếp nhận 286 bệnh nhân covid-19.

68 ca trong số này xuất hiện tổn thương phổi ở mức độ khác nhau. trong đó, 30 ca tổn thương khoảng 20-40% nhu mô phổi. 2 ca nặng, biểu hiện khó thở, đã được chuyển về bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương điều trị. các bệnh nhân còn lại đều đang có xu hướng tốt lên, hình ảnh tổn thương giảm dần. hiện không có ca tiến triển nặng, phải thở oxy.

Bác sĩ điền đánh giá, tỷ lệ bệnh nhân tổn thương phổi lần này khá cao, khoảng 23-25%, cao hơn so với các đợt dịch trước đó. rất may số ca tiến triển thành viêm phổi nặng lại không cao.

"Điều này có thể do độc tính của virus biến chủng mới giảm, cũng có thể do hiểu biết của các thầy Thu*c về bệnh đã rõ hơn, chiến lược điều trị hợp lý hơn so với đợt trước. Chúng tôi hiện chưa có đầy đủ bằng chứng kết luận về vấn đề này", TS Điền nói.

Các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 tương đối đa dạng, đa số là công nhân nhà máy Poyun trong độ tuổi lao động và khoẻ mạnh. Ngoài ra còn có trẻ nhỏ (bé nhỏ nhất 42 ngày tuổi), người già, 6 phụ nữ mang thai và nhiều trường hợp có bệnh nền.

Bác sĩ Điền cho biết, trẻ nhỏ mắc Covid-19 thường không có biểu hiện đáng lo ngại, không có biến chứng. Phụ nữ mang thai không có nguy cơ sinh non, sảy thai. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn đang theo dõi sát sao các trường hợp này.

Trong khi đó, đối tượng dễ tiến triển nặng nhất là người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh lý nền.

Đến nay, bệnh viện dã chiến số 1 hải dương đã công bố khỏi bệnh cho 46 bệnh nhân covid-19, còn 218 ca đang điều trị, 22 ca chuyển lên bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, tính đến ngày 17/2, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 trường hợp mắc Covid-19 mới. Tổng số ca mắc cộng dồn của tỉnh là 558 trường hợp. Đã có 64 trường hợp được điều trị khỏi và ra viện.

Dịch bệnh đã lây lan toàn bộ 12 huyện, thị xã của tỉnh; 5 ổ dịch lớn gồm Chí Linh, Cẩm Giàng, TP. Hải Dương, Nam Sách và Kinh Môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/68-benh-nhan-covid-19-o-hai-duong-ton-thuong-phoi-2021021816595924.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốt xuất huyết (SXH) nếu phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ thì sẽ khỏi bệnh, không để lại di chứng.
  • Sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và gây quá tải ở những bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây chỉ “dính” một chút loại sốt gây đau đầu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng này ở chỗ là nó diễn ra trong phòng điều trị bệnh sốt xuất huyết, nơi lúc rỗi rãi (đang nằm trên giường bệnh chẳng hạn) sẽ thấy nhiều điều thú vị.
  • SKĐS- Dấu hiệu dễ nhận thấy trẻ em bị viêm phổi là có ho và thở nhanh, vì khi phổi bị viêm, sự trao đổi ôxy ở phổi trở nên khó khăn hơn nên cơ thể rất dễ thiếu ôxy.
  • Theo Bộ Y tế, số mắc sốt xuất huyết của cả nước đã lên con số 43.000 với 28 ca Tu vong, 53 tỉnh, thành phố đã có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Trong khi cả năm ngoái cả nước chỉ có gần 32.000 ca mắc, 20 người Tu vong.
  • Bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng và xuất hiện các ổ dịch nhỏ ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước, dự báo sẽ bùng phát trở lại theo chu kỳ.
  • Nam bệnh nhân, 35 tuổi, nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) trong tình trạng sốt cao, chóng mặt, xuất huyết ngoài da sau khi ăn huyết heo đã luộc sẵn xào với giá đỗ.
  • Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là tuyến cao nhất tiếp nhận khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới từ các tuyến gửi đến.
  • Thống kê của Cục Y tế dự phòng (YTDP) Bộ Y tế cho thấy, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) trong đó đã có một số trường hợp Tu vong.
  • Thay vì không can thiệp tích cực nếu bệnh đã ở giai đoạn cuối, thay vì vô cảm, lạnh lùng trước những cơn đau, chúng ta hãy cố gắng tìm kiếm những biện pháp điều trị tốt nhất
  • Thực khuẩn thể liệu pháp đã được sử dụng trong những năm 40 của thế kỉ trước nhưng đã bị thất sủng do thành công vang dội của các loại Thuốc kháng sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY