Tâm sự hôm nay

7 kiểu bố mẹ dễ nuôi dạy con thành những đứa trẻ ưu tú

Gia đình giàu hay nghèo không ảnh hưởng quá nhiều đến thành công sau này của trẻ. Chính phẩm chất của bố mẹ, môi trường gia đình mới là yếu tố quyết định trẻ có trở nên ưu tú hay không.
7 lỗi chăm sóc trẻ bố mẹ nào cũng từng mắc phải một lần
8 dấu hiệu bất thường chứng tỏ trẻ cần sự giúp đỡ
Bạn là cha mẹ bình thường hay thông thái, nhìn 10 bức ảnh sau là biết

Nhà triết học, xã hội học nổi tiếng người Anh Herbert Spencer từng nói: “Chúng ta có thể không tích lũy được quá nhiều của cải trong suốt cuộc đời, có thể nổi tiếng hoặc không ai biết đến. Nhưng thứ mà mọi cha mẹ đều có được là kinh nghiệm và vốn sống. Những thứ đó khi được truyền cho đứa trẻ, sẽ giúp đứa trẻ tỏa sáng trong cuộc đời của chính nó”.

Đúng là thế giới vốn dĩ không công bằng và mỗi đứa trẻ có hoàn cảnh, điều kiện gia đình khác nhau. Nhưng có một điều vô giá mà bất cứ bố mẹ nào cũng có thể để lại cho con mình, đó là nhân phẩm. Cha mẹ có phẩm cách lớn, con cái mới có thể bay cao.

(Ảnh minh họa)

Có một câu chuyện từng được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc và trở nên nổi tiếng sau đó. Người chia sẻ câu chuyện kể lại rằng bố mẹ anh ấy không hề giàu có hay quyền cao chức trọng, mà chỉ làm công việc bán nước đậu ven đường.

Nhưng gánh hàng của bố mẹ anh ấy luôn đông khách, mặc dù ở đó cũng có nhiều người bán đồ tương tự. Khi còn bé, anh này thường thắc mắc với bố mẹ rằng tại sao lại như vậy. Cùng bán một mặt hàng, tại sao quán nhà mình luôn đông khách hơn, không biết bố mẹ có bí quyết gì không?

Bố mẹ anh ấy sau đó trả lời rằng: “Nước đậu nhà mình bán là nguyên chất. Có lẽ các nhà khác đổ thêm nước vào, như vậy sẽ lãi nhanh hơn. Bố mẹ cũng muốn kiếm được tiền nhiều và nhanh hơn, nhưng sẽ không bao giờ làm điều gì hại người khác và trái với lương tâm của mình”. Bố còn khuyên: “Hãy sống tốt và đừng để bị sa ngã vào những việc làm xấu xa”.

Những lời nói đó của người bố khiến cậu con trai nhớ mãi. Với anh ấy, đó như lời răn dạy về việc phải giữ cốt cách, phẩm giá dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Đại văn hào Lev Tolstoy từng nói một câu kinh điển: “Toàn bộ giáo dục hoặc 99,9% giáo dục đều quy về sự gương mẫu, quy về sự đoan chính và hoàn thiện của cha mẹ trong sinh hoạt hàng ngày”.

Trẻ trưởng thành ra ngoài xã hội nảy sinh vấn đề gì đều căn nguyên từ quá trình nuôi dạy của bố mẹ. Trẻ thành công hay không, chắc chắn có liên quan tới quá trình cha mẹ dạy dỗ ở nhà.

Phẩm giá thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người. Đây cũng là yếu tố thực sự giúp trẻ thành tài. Quan trọng là, trẻ chỉ có thể hình thành phẩm giá qua chính tấm gương của bố mẹ.

Có một câu nói gây sốt trên mạng xã hội như sau: “Nhìn thấy bố mẹ yêu thương nhau là trải nghiệm tôi mãi mãi không thể có được. Tôi hy vọng rằng con tôi sẽ có thể được điều may mắn này trong tương lai”.

Trong gia đình, điều tốt nhất mà ba mẹ dành cho con không phải là yêu thương con nhất, mà là yêu thương chính người bạn đời. Không có tình yêu nào cao lớn hơn tình yêu bố mẹ dành cho nhau, cũng không có hạnh phúc nào vượt lên trên sự hòa thuận, ấm êm của gia đình.

Vì thế, điều tốt nhất bố có thể làm cho con là yêu thương chính mẹ của chúng, và ngược lại.

Khi gia đình có sự xuất hiện của đứa trẻ, đứa trẻ được coi là trung tâm. Vợ và chồng đều dồn tình yêu thương cho con và bỏ bê việc chăm sóc đối phương. Trên thực tế, môi trường gia đình hoàn hảo nhất là bố yêu mẹ, mẹ yêu bố và bố mẹ thể hiện tình yêu đó mọi lúc mọi nơi. Khi đó, con cảm nhận được sự ấm áp và cảm thấy hạnh phúc vì bố mẹ yêu thương nhau.

Trẻ lớn lên trong môi trường được cha mẹ tôn trọng sẽ phát triển lành mạnh, học được cách tôn trọng bản thân và tôn trọng những người khác.

Cha mẹ tôn trọng trẻ thể hiện ở việc tin tưởng trẻ, cho phép trẻ được tự đưa ra quyết định. Cha mẹ chỉ đóng vai trò đưa ra lời khuyên, là người hướng dẫn và truyền cảm hứng chứ không phải là người quyết định hộ trẻ. Kiểu tôn trọng này không phải là mặc kệ trẻ muốn làm gì thì làm, cũng không phải là kiểu ra lệnh yêu cầu trẻ phải làm hoặc không làm điều gì đó. Mà đó là đưa cho trẻ những lựa chọn, giải thích cho trẻ hiểu về hậu quả của từng lựa chọn đó. Từ đó trẻ sẽ lựa chọn và bố mẹ tôn trọng điều đó.

(Ảnh minh họa)

Không một ai từ khi sinh ra đã hiểu biết và thành công. Thành công là kết quả của quá trình tu luyện, học hỏi và không ngừng phấn đấu. Như đã nói ở trên, muốn nuôi dưỡng những thói quen, tính cách tốt đẹp cho con, bố mẹ hãy bắt đầu từ việc giáo dưỡng chính mình.

Nếu trẻ sinh ra trong môi trường có bố mẹ ham tìm tòi, thích đọc sách, luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh, khi lớn lên trẻ cũng thừa hưởng những tính cách đó. Bởi từ bé trẻ đã được “tắm” trong bầu không khí học hỏi. Việc học khi này trở thành thói quen, niềm yêu thích chứ không còn là gánh nặng nữa.

90% bố mẹ gặp nhiều lo lắng và căng thẳng trong quá trình nuôi dạy con. Trong đầu bố mẹ xuất hiện hàng tá câu hỏi: “Làm sao để tôi giao tiếp tốt với con”, “làm thế nào để dành thời gian cho con khi công việc quá bận rộn”, “làm thế nào nếu con bị điểm kém”…

Một số bố mẹ không thể sắp xếp ổn thỏa mọi thứ, dẫn tới căng thẳng trong thời gian dài. Khi đó, họ bị nhạy cảm quá mức, dễ nóng giận, và nổi điên với trẻ.

Trẻ bị chịu đựng nhiều những cảm xúc tiêu cực từ bố mẹ, qua thời gian, sẽ trở nên hung hãn và cũng dễ nổi nóng y như bố mẹ vậy.

Bởi vậy, để nuôi dưỡng con trong một môi trường tích cực, bố mẹ hãy học cách quản lý cảm xúc của chính mình. Nếu làm được như vậy, trẻ cũng sẽ giỏi kiềm chế bản thân và gặp thuận lợi hơn trong những mối quan hệ sau này.

Muốn biết đứa trẻ được giáo dục tốt hay không, hãy nhìn vào cách nói chuyện của bố mẹ chúng. Cách nói chuyện của bố mẹ trong gia đình ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng giao tiếp của đứa trẻ. Điều hiển nhiên là bố mẹ giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, trẻ cũng sẽ trở thành người tương tự. Bố mẹ thường gào thét, cằn nhằn, chửi bới, trẻ sẽ học theo. Muốn nuôi dưỡng con thành người hiểu biết và lịch sự, bố mẹ hãy bắt đầu từ việc thiết lập các nguyên tắc giao tiếp trong gia đình. Nếu bố mẹ là người thô lỗ, đừng hy vọng con sẽ lịch thiệp.

Hãy cho con sự tự do nhưng là sự tự do trong khuôn khổ. Bố mẹ hãy thiết lập các quy tắc trong gia đình mà cả bố mẹ và trẻ đều phải tuân theo. Việc này thể hiện bố mẹ là người có trách nhiệm trong chuyện nuôi dạy con và có ý thức sửa những thói xấu ở con. Trẻ từ đó cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành những thói quen tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/7-kieu-bo-me-de-nuoi-day-con-thanh-nhung-dua-tre-uu-tu-94834.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte Tôi ở tỉnh Gia Lai và muốn đến điều trị tại BV Nhân dân 115 TPHCM, vì thời gian điều trị khá dài nên tôi muốn lưu trú lại BV để tiện chữa trị. Mangyte có thể giúp giùm tôi xem BV Nhân dân 115 có cho lưu trú không và nếu có thì cho tôi biết thêm chi tiết giá dịch vụ của BV. Cảm ơn Mangyte,
  • Tôi bị viêm xung huyết hang vị dạ dày có vi khuẩn Hp. Tôi đã uống Thu*c được 1 tháng và ngưng Thu*c hơn 2 tuần rồi. Tôi muốn hỏi BV Nhân dân Gia Định có test hơi thở không và chi phí test là bao nhiêu ạ? (Trung Thông - thong.le… @gmail.com)
  • Xin chào Mangyte! Thứ hai tuần tới tôi có lên Sài Gòn thăm đứa con ở Q.10, nhân tiện tôi qua BV 115 khám bệnh. Lâu rồi không lên đây khám, không biết quy trình khám bệnh hiện nay như thế nào? Chi phí khám có đắt lắm không? (Bác Nga - Cà Mau).
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Bạn không nên quá kinh ngạc khi nghe con lần đầu chửi bậy. Đơn giản là con đang bắt chước người lớn.
  • Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.