Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

7 loại rau củ chứa hàm lượng đường cao, bệnh nhân tiểu đường chớ dại ăn nhiều

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình ăn rau củ, hạn chế tinh bột nhưng lượng đường trong máu không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí lại tăng cao hơn trước không? Chắc chắn 1 trong những nguyên nhân của vấn đề này là bạn ăn rau củ không đúng cách.

Theo trang QQ, Trung Quốc, mọi người thường nghĩ rằng rau củ sẽ có hàm lượng đường thấp, ít béo và ít calo nên rất phù hợp cho những người muốn kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, suy nghĩ này là không hoàn toàn đúng.

Trong số các loại thực phẩm, có một số loại rau củ có hàm lượng đường tương đối cao. Những người mắc bệnh tiểu đường không thể tùy tiện ăn chúng quá nhiều, nếu không sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng vọt. Họ vẫn có thể ăn được chúng nhưng trong một giới hạn nhất định và liều lượng cần phải khoa học. Sau đây là một số loại rau rủ có hàm lượng đường cao, mọi người cần hạn chế ăn nhiều, đã được chia sẻ trên chương trình về sức khỏe ở Trung Quốc tên là "Yangshengtang".

1. Củ cải đường

Đúng như tên gọi của nó, củ cải đường chứa hàm lượng đường rất lớn, sau khi ăn lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể. Do vậy, mỗi bữa ăn người tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 20gr.

2. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng nó thuộc nhóm các loại rau củ chứa nhiều đường. Nếu lượng rau hàng ngày 1kg thì bạn chỉ có thể ăn 250gr đậu Hà Lan. Khi ăn đậu Hà Lan, bạn nên bớt khẩu phần cơm lại. Người bị tiểu đường cần hạn chế ăn loại đậu này.

3. Cà rốt

Cà rốt có hàm lượng đường cao hơn các loại củ thông thường. Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều cà rốt nếu không chỉ số đường huyết sẽ tăng vọt rất nhanh. Lượng đường trong 200gr cà rốt có thể tương đương với 1kg rau xanh.

4. Khoai môn

Thành phần chính của khoai môn là tinh bột, tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường. Do đó, ăn khoai môn sẽ khiến cho hàm lượng đường trong máu tăng cao.

Tuy nhiên, đối với những người kiểm soát tốt lượng đường trong máu thì có thể ăn một lượng khoai môn thích hợp, nhưng nên giảm lượng thức ăn khác tương ứng. Khi ăn 100gr khoai môn thì nên giảm 25gr thực phẩm chính để đảm bảo lượng đường trong máu luôn được ổn định.

5. Hạt dẻ nước (củ ấu)

Củ ấu là loại củ mọc trong bùn dưới nước, chứa hàm lượng tinh bột cao, ăn nhiều không có lợi trong việc kiểm soát lượng đường. Do đó, khuyến cáo chỉ nên ăn củ ấu quá 50gr mỗi ngày.

6. Củ sen

Sen chứa nhiều tinh bột, những người kiểm soát đường huyết kém cần cẩn trọng khi ăn nó. 100gr củ sen chứa khoảng 73 kcal năng lượng. Do đó nếu ăn 100gr củ sen thì nên giảm khẩu phần ăn bình thường lại.

7. Edamame (đậu nành Nhật)

Edamame luộc xóc muối là một món ăn nhẹ thường thấy trong các nhà hàng Nhật và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, do hàm lượng đường của nó quá cao nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần phải hạn chế ăn.

Theo QQ

Phan Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/7-loai-rau-cu-chua-ham-luong-duong-cao-benh-nhan-tieu-duong-cho-dai-an-nhieu-222020303202340257.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY