Tin y tế hôm nay

Tin y tế

7 loại trà thảo dược hỗ trợ trị chứng tương đồng COVID-19

Thực tế cho thấy, chứng ôn dịch tương đồng với COVID-19, đều có triệu chứng như sốt ho, khó thở, ớn lạnh, mệt nhức mỏi...

Đông y còn cho rằng bệnh tật phát sinh từ sự thiếu cân bằng “âm dương” nếu trong cơ thể nội nhiệt “nóng” dễ gây tích nhiệt viêm sưng nặng hơn, chữa trị kéo dài. Bên cạnh cách phòng lây nhiễm, dùng Thu*c nên phối hợp nước uống bổ mát là giúp ức chế vi khuẩn virus phát triển mạnh hơn trong đó có SARS- CoV- 2.

Hiện nay ôn bệnh cũng như Covid-19 chưa có Thu*c đặc trị, chủ yếu chữa trị các triệu chứng, bệnh kèm theo và tăng cường sức đề kháng “chính khí mạnh, tà khí lui”. Dưới đây là các loại trà thảo dược truyền thống vừa giải khát bổ mát tăng sức đề kháng cơ thể vừa giảm triệu chứng ôn dịch rất hiệu quả.

1.Trà Diệp hạ châu:

Vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Cách dùng: dùng trà túi lọc pha sẵn, hoặc dùng cây khô tươi nấu uống ngày 10-20g hoặc phối hợp vị Thu*c khác. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Chữa bệnh về gan mật, thận, giải độc rất hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, diệp hạ châu chữa ôn dịch nóng sốt ho đau đầu, nhức mỏi, đau họng, viêm nhiễm, âm hư hỏa nghịch xuất huyết răng mũi miệng, nóng bứt rứt.

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt, da tái mét tay chân lạnh vả mồ hôi “thoát dương” không dùng.

Trà hoa cúc giúp trị sốt, đau đầu, nhức mỏi, ho khan.

Trà hoa cúc giúp trị sốt, đau đầu, nhức mỏi, ho khan.

2. Trà Cúc hoa:

Cúc trắng hoặc cúc vàng đều có vị ngọt tính mát. Cách dùng: hoa cúc phơi khô ngày 20-30g pha nước uống, hoặc phối hợp vị Thu*c khác. Tác dụng: mát gan, thanh hỏa, giải độc, dưỡng âm huyết... Trị chứng ngoại tà ôn bệnh sốt đau đầu, nhức mỏi, ho khan, miệng khô khát.

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn bệnh hết sốt người ra nhiều mồ hôi tay chân lạnh huyết áp tụt không dùng.

3.Trà Atiso:

Có vị ngọt tính mát. Cách dùng: Dùng trà túi lọc hoặc bông lá phơi khô dùng, ngày 30-50g hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác. Tác dụng: thanh nhiệt, mát gan, lợi mật, thông tiểu, tiêu độc... Trị chứng bệnh về gan thận, thấp nhiệt hoàng đản ăn ngủ kém...; chứng ngoại tà ôn bệnh sốt ho viêm họng, người nóng bứt rứt, người bị bệnh gút, huyết áp tim mạch, đái tháo đường đều hiệu quả.

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt sợ lạnh nhiều, da xanh mét, huyết áp tụt không dùng.

4. Trà Khổ qua:

khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng tính mát, không độc. Cách dùng: dùng trà túi lọc hoặc toàn cây thái lát phơi khô, ngày 20-30g hãm trà hoặc nấu uống, phối hợp vị Thu*c khác. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, bổ hư tổn... Chữa chứng huyết nhiệt khô khát người hay mệt mỏi, đái tháo đường, tăng huyết áp; chứng ngoại tà ôn bệnh sốt mất nước đau đầu, ho khan viêm họng, nóng bứt rứt khó ngủ, mệt mỏi...

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn “thoát dương” sốt cao đột ngột, tay chân lạnh rét run, da tái mét vã mồ hôi không dùng.

5. Trà Râu ngô:

Râu ngô vị ngọt nhạt tính mát. Cách dùng: dùng râu ngô túi lọc, hoặc tươi khô pha nước uống (loại khô ngày 20-30g, tươi nhiều hơn). Tác dụng: lợi tiểu, tiêu thũng, mát gan, thanh nhiệt, trị viêm tiết niệu tiểu buốt, rắt... Chữa chứng ôn bệnh nóng sốt mất nước, mất điện giải, xuất huyết nội tạng, viêm nhiễm, nóng bứt rứt.

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt tay chân giá lạnh, da tái mét vã mồ hôi, huyết áp tụt không dùng.

6. Trà Tâm sen:

Vị đắng, tính lạnh. Cách dùng: pha trà uống, hoặc phối hợp với gạo sao vàng nấu nước uống ngày 10-20g. Tác dụng: thanh tâm khử phiền, chỉ huyết... Trị chứng tâm huyết nhiệt nóng bứt rứt khó ngủ, xuất huyết nội tạng; hỗ trợ trị chứng ôn bệnh nóng sốt âm hư nóng bứt rứt, khó ngủ, hỏa nghịch xuất huyết mũi miệng, viêm hong ho khan.

Kiêng kỵ: Chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt tay chân người sợ lạnh, da mét, huyết áp tụt không dùng.

7. Trà Nhân trần:

Vị hơi cay đắng, thơm mát. Cách dùng: nhân trần tía phơi khô, mỗi lần dùng 20-40g pha nước uống, hoặc phối hợp vị Thu*c khác. Tác dụng: Thanh nhiệt khử phong, lợi thấp, tiêu viêm. Tri chứng bệnh về gan mật, thấp nhiệt vàng da, ăn chậm tiêu, tăng cường sức đề kháng; chữa chứng ôn tà nội uất nhiệt đắng miệng, tiểu vàng ít, đau họng, ăn ngủ kém.

Lưu ý:

Các loại trà trên không phải Thu*c bổ dưỡng nguyên khí vậy nên người sốt kéo dài, sợ lạnh, huyết áp tụt, sốt cao đột ngột mồ hôi đầm đìa, tay chân giá lạnh “thoát dương” không nên dùng.

Lương y Nguyễn Minh Phúc (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP. Vũng Tàu)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/7-loai-tra-thao-duoc-ho-tro-tri-chung-tuong-dong-covid-19-n173092.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Trước đây người ta thường biết đến mề đay như một căn bệnh chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà không nghĩ rằng đôi khi nó cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ama Kông là bài Thu*c bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nổi tiếng có thành phần là các thảo dược quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên hoang dại.
  • Nghiên cứu thuộc trường Đại học McGill ở Montreal, Canada phát hiện một loại phân tử chỉ có ở người và linh trưởng mà một lượng nhỏ phân tử này cũng có thể hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm.
  • “Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY