Mắt hôm nay

7 nguyên nhân khiến bạn bị đỏ mắt và cách xử lý

Bệnh đau mắt đỏ chỉ là một trong số các nguyên nhân khiến cho mắt bị đỏ, hãy cùng tìm hiểu để có phương án xử lý thích hợp.
Dị ứng

Phản ứng dị ứng không chỉ làm khó chịu ở mắt mà còn kích hoạt hình trạng đỏ mắt lốm đốm, hiện tượng này sẽ trở nên tệ hơn khi dụi mắt.

Hiện tượng đỏ mắt sẽ bắt đầu biến mất khi không còn tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa như: bụi, phấn hoa, vảy, gàu của thú nuôi và chất tẩy rửa...

Để mau khỏi, hãy rửa mắt bằng nước sạch hoặc chườm lạnh mắt. Một số loại Thu*c nhỏ mắt chữa dị ứng hay Thu*c kháng histamine có thể giúp bạn. Hãy cố tìm ra tác nhân gây dị ứng để tránh tiếp xúc với chúng.

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ chỉ tình trạng viêm kết mạc (hay viêm màng kết), một nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay dị ứng gây ra. Triệu chứng đau mắt đỏ khiến cho một hoặc cả hai mắt bị đỏ, sưng, chảy nước mắt và ngứa.

Bệnh đau mắt đỏ dễ lây cho người khác. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân bị bệnh đau mắt đỏ mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp.

Nếu nguyên nhân bị đau mắt đỏ do vi trùng hoặc vi khuẩn, hãy vệ sinh tay cẩn thận để không lây lan sang người khác. Tránh dùng chung khăn tắm, dụng cụ trang điểm hay chạm tay vào mắt rồi chạm vào người khác để phòng bệnh lây lan. 

Thiếu ngủ

Một đôi mắt mệt mỏi sẽ có xu hướng bị đỏ lên. Đó là do thiếu ngủ có thể làm giảm lượng oxy đi đến mắt của bạn, khiến các mạch máu giãn nở và xuất hiện màu đỏ.

Một yếu tố khác liên quan đến thiếu ngủ cũng khiến đỏ mắt là do mở mắt quá lâu vì thiếu ngủ, bạn sẽ ngăn cản giác mạc được bôi trơn tốt, điều này gây khô và đỏ mắt.

Cách tốt nhất để làm dịu mắt là ngủ nhiều hơn, sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc chườm lạnh để giảm bớt sự khó chịu.

Chắp mắt (lẹo mắt)

Chắp mắt hay lẹo mắt là một vết sưng nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc cạnh đáy của mắt sau khi tuyến dầu ở vị trí đó bị bít lại. Bạn có thể bị một hoặc nhiều cái chắp mắt, mỗi cái sẽ giống như mụn trứng cá hay mụn nhọt.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của chắp mắt là đỏ mắt, sưng. Chắp mắt do vi khuẩn gây ra và hầu như mọi người ai cũng từng bị tình trạng này.

May mắn là chắp mắt không ảnh hưởng đến thị lực và thường sẽ tự biến mất trong vài ngày. Cũng như các loại mụn khác, chạm vào chắp mắt có thể làm nó trở nên tệ hơn. Nhưng nếu cố gắng nặn nó ra có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Nếu bị chắp mắt thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa, bạn sẽ được kê Thu*c kháng sinh để trị bệnh.

Bị kích thích với kính áp tròng

Kính áp tròng có thể khiến mắt bị thiếu oxy, làm mắt bị kích ứng và đỏ. Nếu bạn mang kính áp tròng quá lâu hoặc mang cả khi đi ngủ, chúng có thể gây đỏ mắt, nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng nhất là viêm kết mạc.


Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy tuân thủ những chỉ dẫn chăm sóc kính áp tròng, làm sạch chúng đúng cách và nhớ tháo kính ra trước khi đi ngủ. Nếu bạn bị đỏ mắt do kính áp tròng, Thu*c nhỏ mắt sẽ giúp giảm đỏ và làm dịu kích ứng.

Xuất huyết dưới mắt

Xuất huyết dưới mắt xảy ra khi một mạch máu dưới bề mặt mắt bị vỡ, máu bị kẹt và tạo thành một mảng màu đỏ tươi trong mắt. Đây là một chấn thương phổ biến, dù xuất huyết có vẻ nghiêm trọng nhưng thực ra nó không ảnh hưởng đến thị lực, cũng không hề gây đau, sưng tấy hay chảy nước.

Bạn có thể bị xuất huyết dưới mắt nếu vận động quá sức, chẳng hạn như tập luyện hay bưng bê một vật quá nặng, thậm chí có thể do hắt hơi hay một cơn ho dữ dội. Tình trạng này thường sẽ tự khỏi sau vài tuần.

Cườm nước

Cườm nước (Glaucoma) là một loạt các bệnh gây tổn thương dây thần kinh thị giác (kết nối võng mạc mắt với não), thường xảy ra khi mắt chịu quá nhiều áp lực do sự tích tụ chất lỏng. 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại cườm nước có tên là tăng nhãn áp góc đóng cấp chính là hiện tượng đỏ mắt. Các dấu hiệu khác bao gồm mờ mắt, đau mắt và nhìn thấy các quầng sáng xung quanh ánh sáng.

Cườm nước có thể gây mù, vì vậy bạn cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa mắt nếu nghi ngờ mình bị bệnh này.

Theo Hà Di - Phụ nữ TPHCM/ Health

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/7-nguyen-nhan-khien-ban-bi-do-mat-va-cach-xu-ly-n357029.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Viêm ruột hoại tử là bệnh lý đường tiêu hóa nặng. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau năm 1975.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Vô sinh là một vấn đề khá phổ biến. Cứ khoảng 5 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh mà vấn đề chủ yếu nằm ở người chồng.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY