Ngày Tết, gặp gỡ bạn bè, họ hàng, chẳng mấy ai từ chối được việc “làm vài chén”. Nếu có quá đà, lỡ say rượu... bạn có thể áp dụng một trong những cách giải rượu sau đây.
1. Nước khổ qua ép giải rượu nhanh
Rửa sạch hai trái khổ qua (mướp đắng) lớn, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hạt, ép lấy nước, hoà với một chút muối. Nếu không có máy ép, cắt nhỏ khổ qua cho vào máy xay sinh tố, xong lược bỏ xác. Uống lạnh sẽ ít đắng hơn.
2. Nước cóc ép
Gọt vỏ, dùng dao cắt xung quanh trái cóc rồi bỏ vào máy ép lấy nước, cho một ít muối để đỡ chua. Chỉ uống nước cóc ép ngay sau bữa nhậu.
3. Nước chanh nóng
Nước chanh nóng không đường, thả vài lát gừng, thêm một chút muối cho đỡ chua, rất tốt cho những lần đi uống rượu về bị mắc mưa.
4. Nước chè xanh
Nước chè xanh nóng chỉ giã được rượu say nhẹ. Sau cuộc nhậu lai rai, một bình chè xanh nóng, có thả vài bông cúc là lý tưởng nhất. Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp.
5. Nước đậu xanh
Hầm nhừ khoảng 100g đậu xanh còn nguyên hạt (có thể cho thêm một chút cam thảo thì hiệu quả sẽ cao hơn), để nguội, ăn cả nước lẫn cái trước khi đi ngủ.
6. Lòng trắng trứng gà
Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn chưa bị hấp thụ trong dạ dày khi gặp protein trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
7. Nước cà chua
Lấy 4 - 5 trái, cắt đôi, ép lấy nước, uống ngay sau khi đi nhậu về, hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, uống một ly nước cà chua to và nghỉ ngơi một lúc trước khi ăn sáng.
Đặc biệt, KHÔNG UỐNG NƯỚC CÓ GAS vì gas có thể làm cho cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.
Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến Tu vong.