Tin y tế hôm nay

Tin y tế

74 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vaccine phòng COVID-19

MangYTe - Theo tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến 6h00 sáng nay 29/6, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới và 74 ngày liên tiếp, không có ca mắc ở cộng đồng.

74 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 1.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 10.027 trường hợp. Trong đó có 84 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 9.136 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 807 trường hợp cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Trong số 355 ca mắc Covid-19 ở thời điểm hiện tại có tổng cộng 215 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay; 330/355 ca đã được điều trị khỏi.

74 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 2.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca mắc COVID-19 đang điều trị, có 5 ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2; 5 ca âm tính lần 2 trở lên với virus SARS-CoV-2.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến như hiện nay, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với "nhiệm vụ kép", vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19, giữ vững thành quả chống dịch đạt được.

Về trường hợp phi công người Anh (BN 91) mắc COVID-19, hiện bệnh nhân đã trải qua 103 ngày điều trị, hồi phục tốt và đang được phục hồi chức năng, tập đi.

Dự kiến bệnh nhân sẽ trở về Anh trên chuyến bay của Vietnam Airlines sang Vương quốc Anh vào ngày 12/7, theo nguyện vọng của mình.

Một thông tin vui trong những ngày qua là Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech - Bộ Y tế) vừa phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng COVID-19 ở quy mô phòng thí nghiệm.

74 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, Việt Nam phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 3.

Việt Nam vừa phát triển thành công dự tuyển vaccine phòng COVID-19 ở quy mô phòng thí nghiệm. Ảnh minh hoạ

Theo TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, từ tháng 4/2020, lô vaccine dự tuyển đã được tiêm thử nghiệm trên chuột nhằm đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Kết quả cụ thể cho thấy, có 8 lô chuột thí nghiệm được tiêm vaccine COVID-19 đã tạo được miễn dịch sau tiêm - kháng nguyên của dự tuyển vaccine có đáp ứng miễn dịch trên động vật. Điều này có nghĩa là vaccine bảo đảm tính an toàn và hiệu quả, phòng được COVID-19 do virus SARS-CoV-2.

Theo Công ty Vabiotech, trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục định lượng kháng thể, đánh giá về khả năng bảo vệ bền vững, tính ổn định của vaccine. Quá trình thử nghiệm tiếp theo có thể phải mất từ 8-9 tháng và nhóm nghiên cứu cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình công nghệ sản xuất.

Dự kiến, vaccine COVID-19 do Vabiotech nghiên cứu sẽ hoàn thiện trong năm 2021. Trước khi được thử nghiệm lâm sàng (trên người tình nguyện), vaccine dự tuyển sẽ tiếp tục được thử nghiệm trên động vật.

Trước đó, từ tháng 2/2020, Vabiotech đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) tiến hành nghiên cứu vaccine phòng bệnh COVID-19 dựa trên công nghệ vector virus.

H.Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/74-ngay-khong-co-ca-lay-nhiem-trong-cong-dong-viet-nam-phat-trien-thanh-cong-du-tuyen-vaccine-phong-covid-19-20200628231117169.htm)

Tin cùng nội dung

  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Kính chào Mangyte, Em có thắc mắc về việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung. Em biết là ở BV Từ Dũ và Pasteur đều có. Thời gian và giá từng mũi chích hiện tại có dao động nhiều không? Mong Mangyte giải thích dùm em. Em rất cám ơn! (Ngọc - tran...@gmail.com)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Kính gửi Mangyte, Em 40 tuổi, là nam giới. Xin bác sĩ cho em hỏi, em muốn tiêm ngừa vacxin HPV có được không ạ? Nếu tiêm được, cho em biết thủ tục như thế nào? Em có thể đến trung tâm y tế nào để tiêm ngừa? Chi phí tiêm ngừa như thế nào? Xin chúc sức khỏe và cám ơn bác sĩ! (L.H.Q. - huy…@yahoo.com.vn)
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY