Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

8 loại nước uống chống say nắng tức thì Y học cổ truyền

Mùa hè là mùa có nhiệt độ không khí rất cao nên những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng dễ bị say nắng, say nóng (cảm nắng).
Mùa hè là mùa có nhiệt độ không khí rất cao nên những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng dễ bị say nắng">say nắng, say nóng (cảm nắng). Say nóng thường xảy ra vào xế chiều do có nhiều tia hồng ngoại gây nóng bức. say nắng do trung tâm đều hòa nhiệt của con người bị chấn động, bị tấn công bởi các tia nắng chiếu thẳng vào gáy vào đầu.

say nắng là bệnh nặng hơn với các triệu chứng xảy ra ngay từ đầu: sốt cao hơn 400C, phiền khát, có thể vã mồ hôi, tinh thần uể oải lơ mơ, người mệt mỏi, tiểu tiện sẻn đỏ... có các dấu hiệu thần kinh (nhất là người bị xơ vữa động mạch). Sau đây là một số món ăn, thức uống phòng và chống cảm nắng:

Nước ép ngó sen hòa mật: Ngó sen tươi 100g, nước mía 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, trộn với nước mía, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.

Nước ép dưa hấu cà chua: Cà chua, dưa hấu, liều lượng tùy ý. Ép riêng từng thứ lấy nước trộn đều, cho uống. Dùng làm nước giải khát mùa hè, biếng ăn.

Cà chua ướp đường: Cà chua 250g, bóc vỏ, thái lát, rắc đường trắng để khoảng 30 phút, hoặc để tủ lạnh càng tốt. Dùng làm món ăn giải khát, giải nhiệt mùa hè.

Nước mía: Mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu giắt.

Đào chín: Rửa sạch, gọt vỏ, ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 3 quả. Dùng cho các trường hợp cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước.

Nước chanh: Vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội uống, có thể thêm đường, muối tùy ý. Chống nắng, chống nóng, giải khát.

Nước bạc hà: Bạc hà 16g. Bạc hà rửa sạch, cho ấm, đổ 1 lít nước sôi hãm, cho thêm đường đủ ngọt; cho uống. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.

Canh đậu xanh: Đậu xanh 100g. Đậu đã xay, nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ. Dùng ăn để giải thử (chữa say nắng, say nóng).

TS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-8-loai-nuoc-uong-chong-say-nang-tuc-thi-y-hoc-co-truyen-15054.html)

Tin cùng nội dung

  • Rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên uống nước ép dưa hấu vào bữa ăn sáng vì nó có thể cung cấp rất nhiều năng lượng.
  • Tôi rất vui vì đã kéo chồng ra khỏi cơn “say nắng” như thế. Bởi vậy, hôm nay biết mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cơn “say nắng” mỗi khác nhưng tôi cứ chia sẻ vài “bí kíp” của mình. Biết đâu có chị em nào đó có thể sử dụng được
  • Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY