Tin y tế hôm nay

Tin y tế

8 lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn

Nắm vững những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn sẽ giúp cải thiện đáng kể, thậm chí làm ngưng quá trình suy thận, đảm bảo chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh.

1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, lành mạnh

Việc ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, vận hành hiệu quả. lượng muối được khuyến nghị đối với người bệnh suy thận mạn là 5 - 6g mỗi ngày, tương đương với một muỗng cà phê.

Cần xây dựng thực đơn nhiều rau xanh, ít món ăn cay, nóng và mặn.

Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin, chất xơ hay protein cần thiết. Người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm giàu kali, natri, photpho, đồ ăn đóng hộp hay thức ăn nhanh chứa nhiều muối, dầu mỡ và chất tạo ngọt để tránh gây béo phì, tăng huyết áp hay đái tháo đường cũng như các bệnh lý khác liên quan đến quá trình suy thận.

2. Kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hàng ngày

Do chức năng lọc máu của thận giảm, bệnh nhân suy thận mạn cần kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày, tùy vào điều kiện thời tiết, môi trường hay cơ địa, đặc biệt phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mãn.

Theo dõi lượng nước nạp vào cơ thể là điều vô cùng quan trọng ở bệnh nhân suy thận mạn.

Thông thường, lượng chất lỏng được khuyến nghị là 2 lít mỗi ngày, tương đương với 8 ly nước bao gồm nước uống trực tiếp, nước trong các món ăn, trái cây, rau củ.

3. Kiểm soát chỉ số đường huyết và huyết áp thường xuyên

Bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt là người có các bệnh khác như béo phì, đái tháo đường hay cao huyết áp, cần kiểm tra định kỳ lượng đường có trong máu cũng như huyết áp của mình. điều này sẽ giúp người bệnh theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh hợp lý lượng đường, muối trong khẩu phần ăn và giảm tải áp lực lọc máu cho thận.

4. Duy trì thể trạng cân đối, vận động hợp lý

Việc vận động hợp lý và thường xuyên sẽ giúp duy trì thể trạng cân đối, khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp vốn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình suy thận.

5. Tránh xa Thu*c lá

Là cơ quan chịu trách nhiệm lọc máu để đào thải độc tố, thận sẽ phải hoạt động nhiều để có thể đào thải lượng chất độc có trong Thu*c lá. Điều này làm đẩy nhanh quá trình suy thận. Do đó, người bệnh cần chủ động bỏ Thu*c lá, người nhà cũng nên hạn chế sử dụng để tránh người bệnh hút Thu*c thụ động.

Khói Thu*c lá chứa hơn 7000 độc chất ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể

.6. Tránh lạm dụng Thu*c

Các loại Thu*c giảm đau, kể cả Thu*c giảm đau không có steroid (NSAID) cũng tạo thêm gánh nặng cho thận để đào thải các chất này ra khỏi cơ thể, đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó, cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sỹ và tránh lạm dụng những loại Thu*c này để đảm bảo sức khỏe mà vẫn không gây áp lực lên thận.

7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ và người bệnh nắm được diễn biến của quá trình suy thận và từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp cải thiện và làm chậm diễn tiến của bệnh.

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ và người bệnh nắm được diễn biến của quá trình suy thận.

Thực phẩm hỗ trợ bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn lọc máu

Thực phẩm bổ sung nephrisol-d hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn lọc máu đến từ tập đoàn kalbe international (indonesia). sản phẩm được chịu trách nhiệm và đưa vào thị trường việt nam bởi công ty kalbe international pte.ltd.

Trong mỗi ly sữa Thực phẩm bổ sung Nephrisol-D có chứa đầy đủ các protein cần thiết, có giá trị sinh học cao cùng những vitamin và khoáng chất quan trọng. Sản phẩm chứa ít Kali, Natri cũng như những chất khác gây ảnh hưởng đến thận; có độ thẩm thấu thấp và lactose tự do giúp giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm ở dạng bột, có thể dễ dàng được sử dụng bằng cách pha với nước để uống.

Lưu ý, thực phẩm này không phải là Thu*c và không có tác dụng thay thế Thu*c chữa bệnh.

Facebook page: https://www.facebook.com/sehatbareng.vn

Đơn vị phân phối:

Văn phòng đại diện KALBE INTERNATIONAL PTE.LTD. tại Hà Nội
Tầng 4, 102 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/8-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-suy-than-man-20210804132100128.chn)

Tin cùng nội dung

  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY