Củ dền tên khoa học là Beta vulgarisL., thuộc họ Rau muối (Chenopodiaeae).
Từ lâu củ dền được vinh danh là loại củ quý, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
Mỹ, Nga, Pháp, Ba Lan và Đức là những nước trồng nhiều củ dền nhất thế giới hiện nay.
Theo y học cổ truyền, củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.
Một số lợi ích của củ dền đã và đang được chú ý đến:
- Năng lực của màu sắc: Màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.
- Chứa nhiều dưỡng chất: Củ dền chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Trong củ dền cũng có nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
- Lá và thân rau dền chứa ít hơn, nhưng cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
- củ dền đỏ chứa rất nhiều vitamin c và chất sắt vốn là các thành phần rất tốt cho cơ thể của chúng ta. chúng đều là thành phần thiết yếu cho sức khỏe và không ít người rất khó khăn để hấp thụ đủ chất sắt cho cơ thể.
Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta vitamin C trong củ dền đỏ và chính loại vitamin này giúp tăng lượng chất sắt được hấp thụ. Vitamin C hòa tan trong nước, đồng nghĩa nó sẽ tan trong các loại rau khi bạn đun chín trong nước. Do vậy, cách dễ nhất để có thể hấp thụ nguyên lượng sắt trong củ dền đỏ là hãy uống sống nó. Một điều thú vị là lá của cây dền đỏ non có chứa nhiều chất sắt hơn cải bó xôi.
- Giá trị dinh dưỡng: Củ dền là loại rau củ rất giàu chất sắt, calcium, vitamin A, vitamin C, axít folic. Củ dền cũng chứa rất nhiều chất xơ, kali, phosphorus, magnesium, vitamin B6.
Một số tác hại của củ dền cần phòng tránh
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng, khi chế biến chỉ nên dùng 2 – 3 củ dền, nếu sử dụng nước ép củ dền thì không nên vượt quá 140ml một ngày. Bên cạnh đó, các bữa ăn trong tuần nên đa dạng, hạn chế ăn quá nhiều các món ăn từ củ dền. Duy trì chế độ ăn hợp lý như vậy nhằm chủ động phòng tránh một số tác hại của củ dền dưới đây:
Dư thừa vi chất sắt
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vi chất sắt được tìm thấy trong củ dền tương đối dồi dào, thành tố này góp phần không nhỏ trong quá trình sản sinh hemoglobin và myoglobin, đồng thời kích thích tái tạo tế bào máu, ngăn chặn tình trạng thiếu máu xảy ra.
Thế nhưng khi không kiểm soát lượng củ dền trong khẩu phần ăn rất dễ dẫn tới bệnh lý dư thừa sắt – hemochromatosis, làm tăng áp lực lên hoạt động của gan và tụy.
Tăng nguy cơ mắc sỏi thận
Nhiều nghiên cứu được thực hiện và nhận thấy rằng, củ dền thuộc nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng oxalat tương đối lớn - tác nhân làm kết tụ sỏi thận. Nếu tiếp nạp quá nhiều oxalat nhưng không bù đủ lượng chất lỏng cho hoạt động bài tiết của thận thì hoạt chất này sẽ liên kết với canxi, photpho hay cystine hình thành sỏi và lắng đọng ở nhú thận.
Hạ huyết áp quá mức
Dù củ dền thuộc thực phẩm giàu dinh dưỡng song với nhóm người mắc bệnh lý huyết áp thấp thì cần cận trọng khi sử dụng. Theo đó, bổ sung lượng lớn chất nitrat từ loại củ này có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thấp quá mức.
Rối loạn tiêu hóa
Củ dền là một trong những thực phẩm chứa các carbohydrate chuỗi ngắn – dạng chất mà ruột non rất khó hấp thu, hút nhiều nước và thậm chí có thể lên men. Vì lý do đó, thói quen ăn củ dền liên tục trong thời gian gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Làm nước tiểu đổi màu
Hiện tượng nước tiểu đổi màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ rất thường xảy ra khi chúng ta ăn củ dền. Thực tế đây không phải là tình trạng nguy hiểm mà phần lớn xuất hiện do hoạt chất tạo nên sắc tố đỏ từ củ dền, gồm betacyanin và betasanthin.
Tuy nhiên, nếu sự biến đổi màu sắc của nước tiểu diễn ra trong thời gian dài, nghi ngờ tiểu ra máu thì bạn cần liên hệ cơ sở y tế để thăm khám.
Tác hại của củ dền làm tăng nguy cơ sỏi mật
Vì củ dền giàu axit oxalic cũng dễ gây ra tình trạng sỏi mật khi ăn quá nhiều, vì vậy nên hạn chế ăn nhiều thực phẩm giàu oxalat như củ dền để tránh bị sỏi mật.
Tăng lượng đường trong cơ thể
Tuy củ dền chỉ chứa khoảng 7g đường, mức chỉ số đường huyết của củ này cũng chỉ ở mức trung bình 64, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Vì thế hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và sử dụng đúng cách.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng củ dền
Củ dền có rất nhiều công dụng, tuy nhiên khi sử dụng loại củ này, chúng ta cần lưu ý một số trường hợp sau:
Người có tiền sử bị sỏi thận chứa oxalate nên hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép.
Vì nước ép củ dền rất mạnh, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là nếu cơ thể bạn chưa quen với nó. Đối với người mới bắt đầu uống, hãy ép nửa củ dền loại trung bình mỗi tuần một lần, từ từ tăng lên ép nguyên củ mỗi tuần một lần. Nước ép củ dền này rất mạnh nên có thể gây ra chóng mặt trong quá trình tẩy sạch khi chất độc đang được loại bỏ. Quá trình này có thể gây ra khó chịu trong người nhưng không có gì phải lo lắng. Trong thời gian này, uống nhiều nước cũng để bài tiết chất độc ra.
Nước củ dền có thể tác hại nếu dùng để pha sữa. Do vậy không được dùng nước củ dền để pha sữa.
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước củ dền bổ cho máu. Điều này rất nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4,5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Ngộ độc liên quan đến rau củ là ngộ độc chất nitrate trong thành phần một số loại rau củ, trên lâm sàng gây ra hội chứng tăng Methemoglobin trong máu (viết tắt là MetHb) làm cho trẻ biểu hiện xanh tím và nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn, uống nước củ dền.
Trên đây là những tác hại của củ dền nếu sử dụng sai cách và những điều cần lưu ý khi sử dụng củ dền. hãy dùng củ dền đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
Theo Vân Anh/VTC News
Link bài gốc Lấy link
https://vtc.vn/8-tac-hai-cua-cu-den-neu-dung-sai-cach-ar761757.htmlTheo Vân Anh/VTC News