PGS.TS. Phan Trọng Lân, cho biết bệnh tay chân miệng theo mùa, thường rơi vào tháng 5 - 11. Năm 2018 so với cùng kỳ giảm 31%, nhưng trong tháng 8,9 tăng rất nhanh, khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2017 và các năm trước đó.
Tại Viện Pasteur TP.HCM, từ đầu năm đến tháng 7, chủng gây bệnh là EV71 thường có những biểu hiện lâm sàng nặng hơn gây tổn thương ở các hệ thần kinh, hô hấp.
Dịch tay chân miệng năm 2011 tại Việt Nam có hơn 70.000 trường hợp mắc và 145 trường hợp Tu vong. Ở các nước lân cận có những năm lên đến gần 400 trường hợp Tu vong.
Mức độ cảnh báo: hiện đang vào mùa nên việc phòng chống tay chân miệng phải thường xuyên kiên trì, tại từng hộ gia đình, nhà trẻ, cơ quan y tế.
Theo PGS.TS. Phan Trọng Lân, 80% người lớn mắc tay chân miệng không có biểu hiện lâm sàng, lây cho con, cháu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo những nơi có dịch cần phải vệ sinh đồ chơi và bàn tay kỹ lưỡng, thường xuyên.
Đối với các trường mẫu giáo, thầy cô phải theo dõi có biểu hiện tay chân miệng, cách ly trẻ bệnh ít nhất 10 ngày.
Ngoài bệnh tay chân miệng, theo PGS.TS. Phan Trọng Lân, bệnh sởi cũng lây lan nhanh và dẫn đến Tu vong. Một người mắc sởi có 90% những xung quanh chưa có miễn dịch với sởi sẽ có khả năng lây bệnh.
Năm 2018, bệnh sởi trên thế giới có những diễn biến bất thường. Tại châu Âu, tỉ lệ miễn dịch khá, phòng chống tốt, nhưng năm 2018 chỉ trong 6 tháng ghi nhận 41.000 trường hợp mắc sởi. Nhiều nước chầu Á cũng có tỷ lệ bệnh nhân mắc sởi cao.
Theo Nguyễn Oanh - Thế giới tiếp thịChủ đề liên quan:
biểu hiện không có lâm sàng mắc tay chân miệng người lớn người lớn mắc tay chân miệng tay chân tay chân miệng triệu chứng tay chân miệng Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM