Tin y tế hôm nay

Tin y tế

800 bác sĩ học hỏi kinh nghiệm ứng phó Covid-19

Những kinh nghiệm về hội chẩn, điều trị ca bệnh nặng, bão cytokine... được ba bác sĩ Bạch Mai ở tâm dịch chia sẻ với hơn 800 đồng nghiệp.

Chiều 18/8, một buổi hội chẩn diện rộng, chủ đề lưu ý trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân covid-19 diễn ra tại bệnh viện bạch mai và hơn 100 điểm cầu tại hơn 30 tỉnh, thành. trong số người tham gia, có các bác sĩ trương anh thư, đỗ ngọc sơn và phạm thế thạch đang trực tiếp chống covid-19 tại đà nẵng, quảng nam.

Đại diện Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam đã đưa ra trường hợp "bệnh nhân 524", 86 tuổi, nữ, ở Quảng Nam để cùng hội chẩn. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi do nCoV, nhiễm khuẩn huyết, có bệnh nền gồm suy tim rung nhĩ, suy thận mạn, tràn dịch ngoài màng tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, biến chứng sốc nhiễm khuẩn và đã chỉ định chuyên môn cần thiết.

Tại hà nội, bác sĩ nguyễn ngọc quang, phó viện trưởng viện tim mạch, đã giải đáp thắc mắc về chẩn đoán, điều trị tình trạng suy tim, nhận định tràn dịch màng tim có thể liên quan tới ncov, ncov làm nặng tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc gây tổn thương cơ tim, khởi động điều trị chống đông máu sớm...

Ở quảng nam, bác sĩ đỗ ngọc sơn, phó trưởng khoa cấp cứu bệnh viện bạch mai, cho rằng vấn đề tim mạch của bệnh nhân là yếu tố nổi bật hơn covid-19, thúc đẩy bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, gợi ý bệnh viện cân nhắc các biện pháp điều trị như lọc máu liên tục, sử dụng Thu*c chống đông, Thu*c dùng điều trị covid-19, theo dõi đáp ứng Thu*c của bệnh nhân...

Ngoài ra, nhóm bác sĩ cũng chia sẻ về sai lầm trong phòng ngừa lây nhiễm covid-19 cho nhân viên y tế, cơn bão cytokine của bệnh nhân covid-19 và cách xử trí, kinh nghiệm vận chuyển bệnh nhân covid-19 nặng.

Bác sĩ đào xuân cơ, phó giám đốc bệnh viện bạch mai, cho biết việt nam đang trải qua làn sóng thứ hai của covid-19, diễn biến phức tạp, đã có ổ dịch lớn như đà nẵng, hải dương. nhiều bệnh viện tuyến dưới chưa biết cách xử trí khi có bệnh nhân covid-19. vì vậy, hội chẩn trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm từ người trực tiếp làm việc tại vùng dịch rất quan trọng, giúp tăng kinh nghiệm và đưa ra giải pháp ứng phó với dịch bệnh.

"ở đây nhiều người chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với các nặng, các ca nhiễm", bác sĩ cơ nói. tuy nhiên, bệnh viện có nhân lực mỏng, không thể tới tất cả điểm cầu để chia sẻ về cấp cứu bệnh nhân covid-19, suy hô hấp như thế nào. hội chẩn trực tuyến là giải pháp giúp hàng nghìn y bác sĩ ở các điểm cầu tham gia cùng một lúc, chia sẻ kinh nghiệm. "chính bạch mai cũng học được kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và chia sẻ khó khăn, vướng mắc với các điểm cầu", ông nói.

Bạch mai là một trong những bệnh viện tuyến cuối, hạng đặc biệt của cả nước. vào tháng 4, bệnh viện phát hiện nhân viên y tế nhiễm ncov, hơn 20 nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ nhà ăn bị lây nhiễm. sự kiện là bài học và cũng là kinh nghiệm quý, giúp bệnh viện ứng phó với covid-19 chuẩn xác, chặt chẽ hơn.

Trong giai đoạn hai bùng phát covid-19, bệnh viện bạch mai đã cử khoảng 50 y bác sĩ hỗ trợ vùng dịch tại đà nẵng, quảng nam, tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho hải dương, xét nghiệm 40.000 mẫu cho hà nội.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/800-bac-si-hoc-hoi-kinh-nghiem-ung-pho-covid-19-4148542.html)

Tin cùng nội dung

  • Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Từ rất lâu dị ứng, phản ứng và sốc phản vệ đã trở thành nỗi ám ảnh của các bác sĩ.
  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Dứa gai, tên khác là dứa dại, dứa gỗ... là một cây nhỏ, cao 1 - 2m. Thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY