Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 loại lá tắm hết dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy khi trời lạnh: Dùng thường xuyên sẽ đỡ

Dị ứng, nổi mày đay gây ngứa ngáy là nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi mùa đông đến, thời tiết giá lạnh.

Loại lá tắm đầu tiên: Tía tô

Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, được ví như nguồn kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn tình trạng dị ứng và mẩn ngứa rất tốt.

Các dùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, nấu với nước trắng rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền liên tục thấy hiệu quả tốt của lá tắm này.

Loại lá tắm thứ 2: Ngải cứu

Ngoài tác dụng giải cảm, trị ho, đau cổ họng, đau đầu, đau bụng khi đến 'tháng'... ngải cứu còn có khả năng làm trắng da và trị mịn, mẩn ngứa.

Theo y học hiện đại, trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, artabsin và adenin…. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, phù hợp sử dụng để điều trị mề đay và giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu.

Để làm đẹp, bạn chỉ cần rửa sạch nắm lá ngải cứu tươi rồi giã nát. Sau đó đem đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt. Cứ làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, hãy lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước bé tắm.

Loại lá tắm thứ 3: Lá khế

Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng giải độc, sát trùng, chống ngứa ngáy trên da.

Thành phần hoạt chất bên trong của lá khế khi đi qua da sẽ có khả năng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt như vậy, lá khế còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da.

Để nấu nước tắm hàng ngày, mọi người hãy lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội bớt, thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm để tắm

Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn ngứa ngáy trên da sẽ tăng hiệu quả.

Loại lá tắm thứ 4: Chè xanh

Đây là loại lá nổi tiếng hữu hiệu trong việc trị dị ứng, mề đay và mẩn ngứa.

Y học cho biết, trong lá chè xanh chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của mề đay như tinh dầu, tanin, flavonoid và nhiều acid amin. Đây kaf thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt, thích hợp sử dụng để điều trị da liễu.

Cách dùng đơn giản: Lấy 20g lá chè xanh rửa sạch, đun với nước tới khi sôi thì đổ ra chậu cho nguội bớt, sau đó cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa ấm để tắm. Tắm 3 ngày liên tục sẽ giúp các cơn ngứa vết mẩn đỏ sẽ hết.

Loại lá tắm thứ 5: Lá hẹ

Trong lá hẹ có chất kháng sinh mạnh như: allcin và sulfit. đây là những có tác dụng giảm dị ứng da, giảm nhiễm khuẩn, giảm đau do viêm loét, trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.

Loại lá tắm thứ 6: Trầu không

Ảnh minh họa.

Lá trầu không thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: viêm da cơ địa, mề đay, nấm chân tay, mẩn ngứa… rất hiệu quả.

Khi đi vào cơ thể, nước lá trầu không sẽ giúp kháng khuẩn và thải độc tố cực tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không chứa các chất như: Tinh dầu, tannin và vitamin,… những chất này có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, làm lành vết thương trên da.

Loại lá tắm thứ 7: Lá ổi

Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy bén.

Theo y học, chiết xuất lá ổi có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da.

Ngoài ra lá ổi còn chứa tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có khả năng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, xoa dịu cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu mụn nước.

Cách dùng: Lấy 2 nắm lá ổi nấu thành nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy trong ngày hè đều tiêu biến hết.

Loại lá tắm thứ 8: Kinh giới

Theo Đông y, lá cây kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa rất tốt. Ngoải ra hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong lá kinh giới còn có tác dụng tăng sức đề kháng và có khả năng chống lại các tác nhân có hại gây bệnh cho da.

Cách dùng: Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi tắm, sẽ giúp chữa ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sắc lá kinh giới rồi lấy nước uống để mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.

Loại lá tắm thứ 9: Kim ngân hoa

Kim ngân hoa có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm... Thành phần dược lý trong cây kim ngân có khả năng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da.

Do đó, dùng cây kim ngân hoa nấu nước tắm có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/9-loai-la-tam-het-di-ung-noi-me-day-ngua-ngay-khi-troi-lanh-dung-thuong-xuyen-se-do-d362378.html?fbclid=IwAR1rHYC69YKs4qPqqgCeETUtPtciV64vW9bHxyal6T3jlD7zg3Iy_dg7nLo

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/9-loai-la-tam-het-di-ung-noi-me-day-ngua-ngay-khi-troi-lanh-dung-thuong-xuyen-se-do/20211230085408144)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY