Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

9 nguy cơ sức khỏe do tình trạng ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi càng nhỏ, mức độ nguy hiểm sẽ càng nặng nề hơn.

Tình trạng ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề gây nhức nhối trên toàn cầu, làm khan hiếm tài nguyên, lây lan dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái… Tình trạng này còn tốn kém chi phí xử lý rác thải cũng như ảnh hưởng đến tương lai của các thế hệ sau này.

Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống, tình trạng ô nhiễm môi trường còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Khi nắm rõ những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe, bạn sẽ nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Sau đây là những nguy cơ sức khỏe đáng sợ có thể là hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường mà bạn nên nhận biết sớm để phòng tránh.

1. Ung thư

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, các vật chất hạt (PM) là một trong những thành phần chính gây ô nhiễm không khí được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 ở con người. Bạn tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi. Điều này do các mô phổi đặc biệt nhạy cảm khi tiếp xúc với các chất gây ung thư trong không khí.

Thêm vào đó, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) trong không khí cũng là một trong những chất có thể gây ung thư. VOC có thể xuất hiện ở nồng độ cao hơn trong nhà từ các sản phẩm, vật liệu gia dụng như sơn, thảm, chất tẩy rửa, Thu*c trừ sâu…

nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy và u mạch máu ác tính. Điều này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm trong không khí làm tổn thương DNA, viêm và stress oxy hóa.

2. Bệnh đường hô hấp

Các nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm không khí có thể làm tăng tần suất dị ứng đường hô hấp, đặc biệt là những người sống ở thành thị so với dân cư nông thôn. Trẻ em lớn lên ở những khu vực bị ô nhiễm nặng có khả năng mắc phải những thay đổi cấu trúc không đều trong niêm mạc mũi. Điều này có thể gây suy yếu đường thở, nhiễm trùng phổi và viêm.

Ozone là một chất gây ô nhiễm oxy hóa mạnh phổ biến, được hình thành khi các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phản ứng với các oxit nitơ khi có ánh sáng mặt trời. Nồng độ ozone cao có khả năng làm tổn thương mô đường hô hấp, mô phổi cũng như các triệu chứng hen suyễn nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây Tu vong.

Các chất gây ô nhiễm môi trường trong giao thông như oxit lưu huỳnh, oxit nitơ và carbon monoxide rất độc hại. Chúng có thể làm phát triển các biến chứng hô hấp bao gồm tắc nghẽn phổi, tích tụ chất lỏng trong các mô phổi và nhiễm trùng phổi.

3. Tổn thương não

tình trạng ô nhiễm môi trường gây tổn thương não

NO2 (khí thải của xăng) là một trong những thành phần gây ô nhiễm không khí có khả năng làm chậm phát triển tâm lý ở trẻ em mới sinh. Điều này là do người mẹ tiếp xúc nhiều với khí NO2 trong quá trình mang thai. Phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể làm thay đổi chức năng não và làm giảm mức IQ ở trẻ em được sinh ra. Tương tự, người lớn khi tiếp xúc nhiều khí NO2 cũng làm giảm hiệu suất nhận thức thần kinh.

Bên cạnh đó, bạn hít phải các kim loại nặng khác có thể gây suy yếu thần kinh. Ví dụ như thủy ngân gây độc cho tế bào não, làm rối loạn thần kinh, mangan gây ra các khiếm khuyết về thần kinh. Phụ nữ mang thai khi phơi nhiễm cadmium có thể làm giảm nhận thức ở trẻ, đặc biệt là về ngôn ngữ, khả năng thực hiện và phát triển nhận thức chung.

4. Bệnh tim mạch

Các chất gây ô nhiễm sinh ra trong không khí bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì và các hạt bụi mịn. Các chất này có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và Tu vong do bệnh tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.

Nguy cơ sức khỏe này có thể xảy ra do các chất ô nhiễm làm thúc đẩy tình trạng rối loạn chức năng mạch máu, viêm, stress oxy hóa, hình thành cục máu đông và tăng huyết áp. Ngoài ra, ozone và bụi mịn có thể kích thích phản xạ thần kinh phổi khiến nhịp tim bất thường.

5. Đề kháng insulin

Tình trạng ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng insulin và tiểu đường tuýp 2. Nồng độ cao của các bụi mịn làm suy yếu khả năng chuyển hóa năng lượng và cân bằng nội môi glucose. Điều này còn làm tăng tình trạng viêm ở các cơ quan đáp ứng với insulin – yếu tố gây tiểu đường tuýp 2, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao có thể làm tăng chỉ số khối cơ thể ở trẻ em. Các chất ô nhiễm không khí có khả năng kích hoạt tình trạng viêm, làm thúc đẩy bệnh tiểu đường và lưu trữ chất béo. Ngoài ra, một số chất gây ô nhiễm có thể gây rối loạn nội tiết tố (ví dụ: PCB, BPA và phthalates), ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp và gây tăng cân.

6. Vấn đề sinh sản

tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra các vấn đề sinh sản

Các chất gây ô nhiễm môi trường có thể gây rối loạn nội tiết tố và can thiệp vào hoạt động của các hormone kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và khả năng sinh sản. Các chất hóa học độc hại này làm tác động đến các thụ thể estrogen, androgen và progesterone. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề bất thường về sinh sản ở người và động vật, chẳng hạn như sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, số lượng tinh trùng thấp và ung thư tuyến tiền liệt.

Ô nhiễm không khí cũng có tác động tiêu cực đến chất lượng tinh dịch. Một số nghiên cứu ở nam giới cho thấy khi tiếp xúc ô nhiễm không khí ở mức độ cao có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.

7. Bệnh thận

Thận là bộ phận trên cơ thể rất dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại trong môi trường. Mặc dù thận chỉ nhận khoảng 25% lưu lượng máu từ tim, nhưng lượng lớn hóa chất và Thu*c trong tuần hoàn cơ thể đều được chuyển đến thận. Khi thận hình thành nước tiểu sẽ tích tụ các chất ô nhiễm độc hại trong dịch ống. Từ đó, nồng độ chất ô nhiễm tích tụ đến mức độ cao sẽ làm tăng khả năng chấn thương mô trong thận.

8. Tổn thương gan

Các chất gây ô nhiễm không khí đã được chứng minh là có khả năng gây độc cho gan, làm nặng thêm tình trạng viêm gan và tích tụ chất béo như các hạt thải diesel, bụi mịn… Gan là bộ phận chuyển hóa và thải độc của cơ thể.

Khi lượng chất ô nhiễm cao và tiếp xúc kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, làm tổn thương các tế bào gan. Từ đó, nguy cơ gây ra các bệnh về gan ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người.

9. Bệnh về da

Khi tiếp xúc với các hạt trong không khí có thể làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt là các đốm sắc tố và nếp nhăn. Vì thế, người dân thành phố ở nơi bị ô nhiễm cao có xu hướng mắc bệnh viêm da dị ứng và nổi mề đay nhiều hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn.

Các tổn thương trên da có thể do nhiều chất ô nhiễm đi qua da, kích hoạt phản ứng viêm và kích thích sản xuất melanin từ melanocytes gây sạm da. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương da do tiếp xúc với chất ô nhiễm cũng làm tác động đến collagen, làm xuất hiện nếp nhăn trên da.

Những nguy cơ sức khỏe từ môi trường hiện nay lại càng trở nên cấp bách hơn trong mùa dịch bệnh COVID-19 khi sức đề kháng bị suy yếu. Vì thế, thói quen dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn luôn khỏe mạnh!

Hoàng Trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/9-nguy-co-suc-khoe-do-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-70074.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.