Bệnh ung thư hôm nay

Ai dễ bị ung thư tinh hoàn?

Nguy cơ mạnh nhất và rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, mà nằm chỗ khác.
Điều cần biết về ung thư tinh hoàn?

ung thư tinh hoàn (UTTH) là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính tại một hay cả hai tinh hoàn. Khối u ác tính này cứ ngày một to ra và rồi nó xâm lấn ra toàn bộ tinh hoàn. Đến một mức độ nào đó, toàn bộ tinh hoàn chỉ toàn là khối ung thư.

Ở một cấu trúc bình thường, tinh hoàn chỉ gồm ba tế bào cơ bản là tinh nguyên bào, tế bào sertoli và tế bào kẽ (còn gọi là tế bào Leydig). UTTH có thể đến từ ba loại tế bào này. Trong ba loại tế bào trên chỉ có hai loại tế bào là quan trọng nhất bởi nó là đặc thù và quyết định chức năng giới tính sống còn của nam giới. Đó là tinh nguyên bào có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng, những tinh binh chịu trách nhiệm thụ tinh và tế bào kẽ có nhiệm vụ sản xuất ra hormon Sinh d*c nam đặc dụng là testosterol. Đặc điểm của khối u ác tính trong UTTH là tế bào của nó có sức phát triển mạnh mẽ, lấn át và triệt tiêu hoàn toàn một dòng tế bào hay cả ba dòng tế bào này. Sức phát triển của nó mạnh đến nỗi nó còn có thể phát triển vượt ra ngoài tinh hoàn và đi đến những cơ quan ở xa gọi là di căn. Sự di căn là điều kiện châm ngòi cho những biến chứng phức tạp trong ung thư nói chung và trong UTTH nói riêng.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Nguy cơ mạnh nhất và bị coi là nguy cơ rõ rệt nhất là tình trạng tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu như bình thường, tức là bìu trống rỗng và tinh hoàn thì nằm chỗ khác. Các vị trí nó có thể định cư là trong ổ bụng hay trên thành bụng. Đây là nguy cơ cần được lưu ý hàng nhất. Tỉ lệ UTTH do nó gây ra là dao động từ 2,5-14%. Nghĩa là cứ trong 100 trẻ em bị tinh hoàn ẩn mà không được xử trí đúng và kịp thời thì 3-14 trong số chúng bị chứng bệnh UTTH.

Nếu tinh hoàn ở trong bụng thì nguy cơ cao hơn những 4 lần so với ở trên thành bụng. Do vậy mà tất cả những em bé trai mà có tinh hoàn ẩn, chúng ta phải đưa ngay tinh hoàn trở về vị trí bằng phẫu thuật. Ngay cả khi đã phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, chúng ta vẫn phải theo dõi tinh hoàn trong tối thiểu là 3-5 năm sau đó. Bởi nguy cơ UTTH vẫn có thể xảy ra.

Nguy cơ thứ hai phải đề cập đến là tuổi. Tuổi là một nguy cơ khá rõ. Người ta cho rằng, UTTH có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng lứa tuổi từ 15-35 bị UTTH nhiều nhất. Có tới trên 50% trường hợp gặp ở độ tuổi trong giai đoạn này, còn các giai đoạn lứa tuổi khác, mỗi giai đoạn chỉ chiếm có vài phần trăm đến 10%. Do vậy mà tất cả những nam giới trong độ tuổi này cần hết sức chú ý.

Yếu tố di truyền cũng là một yếu tố quan trọng của bệnh. Nếu một bé trai có bố bị UTTH thì đứa bé có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 4 lần so với em bé đồng trang lứa. Còn nếu anh em trai cùng một thế hệ bị bệnh thì tỉ lệ không may với em bé cao hơn gấp 8 lần.

Trong lĩnh vực lao động, những người thợ mỏ, công nhân dầu khí, lái xe vận tải là những người dễ bị UTTH. Với những tài xế lái xe đường dài, người ta cho là nhiệt độ quá nóng chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Bởi thế mà chúng ta vẫn thường được khuyên là không mặc quần lót quá chật, nhất là những trang phục bó sát của nam giới.

Ngoài ra, UTTH còn gặp trong một số đối tượng khác: sắc tộc, bị nhiễm HIV, Klinefelter, chàm da bẩm sinh, u sắc tố da...

Tóm lại, bất cứ khi nào có biểu hiện tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh. Mangyte.vn
Theo BS Hưng Cao Văn - Sức khỏe & Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ai-de-bi-ung-thu-tinh-hoan-10337.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY