Tâm linh hôm nay

Ái ngữ và đời sống con người

Những lời nói không ái ngữ còn thể hiện ở người tuy có tâm trong sáng, biết tôn trọng người nghe, thậm chí có lòng từ bi giúp người, nhưng cách nói và sắc thái giọng nói không dịu dàng, nhẹ nhàng

CON ĐƯỜNG

GIẢI TRỪ KHẨU NGHIỆP

(Diệt trừ nghiệp ác do lời nói gây ra)

Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo là bản kinh Đức Phật thuyết giảng tại Long cung Sa Kiệt La, trước tám ngàn Đại tỳ kheo, ba vạn hai ngàn các vị Bồ tát. Trong Thập thiện nghiệp đạo, Đức Phật có đề cập đến bốn điều lành về khẩu nghiêp. Ngoài ra Đức Phật còn nói về tu hành khẩu ngữ trong các pháp môn khác như trong Chính ngữ của Tứ Diệu đế, trong Ái ngữ của Tứ nhiếp pháp và trong các pháp Tứ Vô lượng tâm và Tứ Y pháp. Trong Phần thứ Hai này sẽ chỉ dành riêng nói về ÁI NGỮ VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Như trên đã nói, Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo mà Đức Phật đã giảng giải ở Long Cung bao gồm việc thực hành Mười điều lành trong đó có ba điều về thân nghiệp, ba điều về ý nghiệp và bốn điều về khẩu nghiệp, hay còn gọi là bốn nghiệp về nói. Bốn nghiệp lành về nói ấy bao gồm không nói dối, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời độc ác và không nói lời thêu dệt. Muốn thực hành bốn nghiệp lành về nói ấy, ta phải thực hành hạnh lành khẩu ngữ, tức là nói những như Đức Phật đã chỉ dạy ở phân trong Bát chính đạo, ở phần trong Tứ Nhiếp pháp, ở phần trong Tứ Vô Lượng Tâm, ở phần trong Tứ Y Pháp. Nói tóm lại muốn thực hành hạnh lành khẩu ngữ, hay nói khác đi là tu hạnh nói, hay học cách nói, ta phải dùng các pháp môn kể trên mà có thể tóm tắt trong mấy từ là A. Thực hành nói lời Ái ngữ.

1. Lợi ích của việc nói lời Ái ngữ :

Trước khi nói về Ái Ngữ, ta hãy bàn về Ngôn ngữ.

Ta biết rằng trong tất cả các phương tiện mà sử dụng để giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện duy nhất thoả mãn được tất cả các nhu cầu của con người. sở dĩ ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của vì nó đi song hành cùng với sự phát triển của nhân loại, từ lúc xuất hiện cho đến tận ngày nay. ngôn ngữ giao tiếp của loài người không ngừng được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào lưu và xu hướng tiếp xúc văn hoá có từ cổ xưa đến tận ngày nay.

Ngôn ngữ nói chung, dù là của bất kỳ một dân tộc nào đều là công cụ giao tiếp không thể thiếu giữa với con người. ngôn ngữ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển xã hội loài người. dùng ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng, ý nghĩ, tình cảm, công việc cùng những niềm vui, nỗi buồn, giao lưu những hiểu biết, những khám phá, trao đổi những thông cảm lẫn nhau, tạo cho cuộc sống cá nhân, đoàn thể ngày một tốt đẹp hơn. đó là công năng của ngôn ngữ, công năng ấy gồm hai phần quan trọng, biểu hiện ở chỗ ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng và ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vạn năng trong xã hội.

Hình thái biểu hiện của ngôn ngữ gồm hai phần đó là Trong đề tài này, xin chỉ bàn về

Trích tập sách "Hành Thập thiện và con đường giải trừ khẩu nghiệp" của tác giả Phạm Đình Nhân

Chú thích: Nội dung do tác giả gửi tới phatgiao.org.vn

Phạm Đình Nhân

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/ai-ngu-va-doi-song-con-nguoi-d10690.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY