Sức khỏe Giới tính hôm nay

Trái tim trong đời sống T*nh d*c

Nhiều người coi hoạt động T*nh d*c chỉ là những hành vi giao hợp đơn thuần, nhưng T*nh d*c còn có ý nghĩa nhiều hơn thế.
Khi quan hệ T*nh d*c, những biến đổi S*nh l* thông thường đã được ghi nhận, ví dụ như:

- Khi bạn được kích thích, nhịp thở sẽ tăng dần. Da sẽ đỏ lên. Cả nhịp tim và huyết áp đều tăng nhẹ.

- Khi bạn ở trạng thái hưng phấn, người sẽ căng lên. Nhịp tim và huyết áp đều tăng cao.

- Vào thời điểm cực khoái, bạn sẽ giải phóng những năng lượng bị dồn nén. Sau đó, nhịp tim, huyết áp và nhịp thở sẽ giảm dần về mức bình thường.

Tất cả những đáp ứng trên là bình thường trong lúc sinh hoạt T*nh d*c. Thực tế, ít người để ý đến chúng. Những bệnh nhân tim mạch cũng có các biến đổi S*nh l* tương tự người bình thường. Tuy vậy, đối với những người bệnh tim mạch, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng quá mức cho tim nếu chúng ta không có một nhận thức đúng đắn.

Ðời sống T*nh d*c sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim

Vài yếu tố tâm lý có thể giảm khả năng và ham muốn T*nh d*c. Sau đợt bệnh, bạn có thể gặp một số vấn đề sau:

- Trầm cảm, buồn bã và lo âu.

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đặc biệt là ngủ nhiều trong ngày.

- Ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường.

- Tăng hoặc sút cân và ít quan tâm đến cuộc sống.

- Luôn cảm thấy kiệt sức (đặc biệt sau khi vận động).

Những trạng thái trên rất phổ biến. Nói chung, chúng sẽ mất đi trong vòng vài tháng sau khi bạn hồi phục. Các vấn đề liên quan đến đời sống T*nh d*c có thể trầm trọng hơn nếu bạn vẫn trầm cảm.

Trước hết, khi bạn có vấn đề về tim mạch, bạn cần được khám và giải quyết tối ưu bằng các biện pháp phù hợp và theo chỉ định của thầy Thu*c. Bạn cần chắc chắn là vấn đề tim mạch của mình đã được giải quyết tối ưu.

Bạn có thể tiếp tục sinh hoạt T*nh d*c ngay khi bạn cảm thấy sẵn sàng. Tuy nhiên cần trao đổi trước với bác sĩ của bạn.

Nói chung, cả phụ nữ lẫn nam giới đều bắt đầu sinh hoạt T*nh d*c trở lại khoảng vài tuần sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim. Nhiều người duy trì thói quen T*nh d*c như trước. Tuy nhiên, một số người có giảm sút hoạt động T*nh d*c có thể do lo lắng, do trầm cảm hay giảm ham muốn. Các chăm sóc và tư vấn y tế cùng với thời gian sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Khi đã hồi phục sau một cơn đau tim, bạn sẽ hay để ý hơn về nhịp tim, nhịp thở, cũng như tình trạng căng cơ. Điều này hoàn toàn bình thường, đừng lo lắng gì cả. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đợi đến khi sức khỏe khá lên vì hoạt động giao hợp đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Đa số bắt đầu lại chuyện giao hợp khoảng 4 - 6 tuần sau cơn đau ngực.

Những bệnh nhân không có biến chứng có thể sớm hơn, sau 7 - 10 ngày. Đối với phẫu thuật tim mạch, khoảng thời gian này thường là 2 - 3 tuần. Theo ước tính, nếu bạn có thể đi bộ lên 3 tầng thang gác một cách bình thường, bạn có thể trở lại hoạt động T*nh d*c một cách từ từ.

Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình, bác sĩ có thể cho làm nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức của bạn. Dựa trên nhịp tim và huyết áp, thầy Thu*c sẽ quyết định bạn đã có thể sinh hoạt T*nh d*c hay chưa.

Nếu các triệu chứng (đau ngực, khó thở…) xuất hiện khi quan hệ T*nh d*c, hãy ngừng lại và nằm nghỉ. Sau đó, bạn cần đến bác sĩ khám.

Ham muốn sút giảm thường xuất phát từ nỗi sợ sai lầm rằng bệnh sẽ nặng lên khi quan hệ T*nh d*c. Đó là lý do nhiều đôi ngừng hẳn sinh hoạt T*nh d*c trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Không nhất thiết phải chấp nhận như thế. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn bị trầm cảm quá 3 - 6 tháng thì ham muốn và đời sống T*nh d*c sẽ sút giảm nhiều hơn hẳn so với sớm thoát khỏi trạng thái trầm cảm.

Mangyte.vn
Theo PGS.TS.BS.Phạm Mạnh Hùng -Tổng Thư ký Hội Tim mạch VN -
Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-trai-tim-trong-doi-song-tinh-duc-4049.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY