Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ấn Độ sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Tổng cục Quản lý Dược Ấn Độ bật đèn xanh thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai cho vaccine Covaxin trên toàn quốc vào tháng 7.

Theo tuyên bố hôm 29/6, vaccine Covaxin của tập đoàn dược phẩm Bharat Biotech được cấp phép thử nghiệm trên người, trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng nhanh tại đất nước hơn 1,3 tỷ dân.

Đây là "ứng viên" do hãng dược Bharat Biotech và Viện Y học Quốc gia phối hợp phát triển và sản xuất. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy kết quả hứa hẹn, chứng minh độ an toàn và đáp ứng miễn dịch hiệu quả.

"Chúng tôi rất tự hào thông báo về Covaxin, loại vaccine Covid-19 đầu tiên do Ấn Độ sản xuất. Sự hợp tác với Viện Y học Quốc gia đóng vai trò rất lớn trong quá trình này. Bộ phận nghiên cứu của chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để triển khai các công nghệ độc quyền", tiến sĩ Krishna Ella, chủ tịch, giám đốc điều hành Bharat Biotech, chia sẻ.

Trong ki đó, hãng dược Glenmark của nước này cũng dự kiến đưa ra thị trường Thu*c cúm Favipiravir, công thức của Nhật, nhằm điều trị bệnh nhân Covid-19 nhẹ và trung bình.

Ấn Độ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn thứ tư thế giới, sau Mỹ, Brazil, Nga, với hơn 567.500 ca nhiễm, gần 17.000 người ch*t kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện hồi tháng 1. Các chuyên gia lo ngại bệnh viện tại những khu vực đông dân không đủ khả năng đối phó với lượng bệnh nhân mới ngày càng cao.

Trên toàn thế giới, chưa loại vaccine nào được chấp thuận sử dụng thương mại để ngăn ngừa Covid-19, song 15 "ứng viên" tiềm năng đang ở trong các giai đoạn thử nghiệm khác nhau.

Mới đây, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chấp thuận sử dụng vaccine từ công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics cho quân đội, sau khi các thử nghiệm lâm sàng chứng minh sản phẩm an toàn và hiệu quả.

Lê Hằng (Theo Reuters)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/an-do-sap-thu-nghiem-vaccine-covid-19-tren-nguoi-4123183.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh phong ở Ấn Độ đã trở thành gánh nặng toàn cầu với khoảng 120.000 trường hợp mới mỗi năm.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Dù muốn hay không thế giới vẫn phải sẵn sàng để đương đầu với các đại dịch. Hiện nay, hàng trăm bệnh lây nhiễm vẫn đang hoành hành khắp hành tinh ở cả nông thôn và thành thị
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY