Mít là loại quả quen thuộc vào mùa hè, được nhiều người ưa chuộng. Mít được dùng để chế biến thức ăn, đồ uống cũng có thể làm món ăn vặt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, mít chứa rất nhiều vitamin a, c, canxi, kali, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. ăn mít thường xuyên với một liều lượng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da…
Dù tốt cho sức khỏe song theo bác sĩ trần văn minh (khoa dinh dưỡng – bệnh viện đa khoa tỉnh nam định) mít không phù hợp với những người bị nóng trong, những người thường bị mụn nhọt, rôm sảy.
Ăn mít khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng đột ngột gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu
cũng theo bác sĩ trần văn minh có hai thời điểm cần tránh ăn mít.
thời điểm thứ nhất là khi đói bụng, bởi mít chứa hàm lượng đường cao, ăn khi đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu tăng đột ngột gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu. chỉ nên ăn mít từ 1-2 tiếng sau khi ăn cơm.
thời điểm thứ hai không nên ăn mít đó là vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ trong mít khá cao.
ngoài ra, những người mắc bệnh như: bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, bệnh suy thận mạn, người bị suy nhược, có sức khỏe yếu thì hạn chế ăn hoặc ăn ở mức độ thưởng thức, vì lượng đường trong mít sẽ hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ không tốt cho gan, thận...
theo bác sĩ minh, nên ăn với lượng vừa phải không nên ăn quá nhiều, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày). nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.
Theo Hoài Thư/VietQ
Link bài gốc Lấy link
http://vietq.vn/2-thoi-diem-can-tranh-an-mit-keo-ruoc-hoa-vao-than-d158502.htmlTheo Hoài Thư/VietQ
Chủ đề liên quan:
ăn mít biến chứng cho sức khỏe có lợi gan nhiễm mỡ sức khỏe suy thận thời điểm tiểu đường