Bạn nên biết hôm nay

Ăn uống khi đau dạ dày mạn tính

ôi 50 tuổi, bị dạ dày mạn tính do rối loạn thần kinh thực vật, đã chữa Thu*c Tây nhiều nhưng vẫn tái phát.
Tôi 50 tuổi, bị dạ dày mạn tính do rối loạn thần kinh thực vật, đã chữa Thu*c Tây nhiều nhưng vẫn tái phát. Hiện tại hay trướng bụng trên, đoản hơi, ợ chua, nóng ruột cồn cào, đi ngoài phân nát... Xin hỏi tôi cần ăn uống kiêng khem thế nào? Xin cảm ơn!

Phạm Thị Thắm (Hà Nội)

Đau dạ dày mạn tính là một bệnh rất phức tạp, tới nay chưa có cách điều trị hiệu quả thực sự. Vì vậy, để có cách chữa trị lý tưởng thì phải kết hợp chữa nhiều mặt. Kết hợp Thu*c kháng sinh để điều trị nếu do nhiễm H.pylori. Ngoài ra, chế độ ăn cũng hỗ trợ rất nhiều, người bệnh cần thực hiện các quy tắc ăn uống, sinh hoạt sau đây: Không sử dụng các chất kích thích như rượu, Thu*c lá, cà phê đặc hoặc trà đặc. Ăn uống thanh đạm, ăn những thứ dễ tiêu hóa. Tránh ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho tiêu hóa. Một ngày chia thành nhiều bữa ăn, số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi. Ăn uống phải đúng giờ, không ăn phàm uống tục.

Nếu dạ dày tăng toan nhiều (bệnh nhân bị ợ chua, nôn nao, cảm thấy nóng ruột, ăn nhiều nhưng dễ đói) có thể ăn thêm rau xanh nhiều xơ, bánh bích quy... Kiêng ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm muối mặn (dưa cà muối) và các loại bánh quá ngọt. Khi bị viêm mũi, viêm họng hoặc khoang miệng phải chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi khuẩn vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày. Hạn chế dùng một số Thu*c có corticoid, Thu*c giảm đau... Năng vận động, tập luyện khí công, dưỡng sinh, yoga sẽ rất tốt giúp phòng và chữa bệnh.

BS. Trần Qua
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-an-uong-khi-dau-da-day-man-tinh-21732.html)
Từ khóa: đau dạ dày

Chủ đề liên quan:

ăn uống đau dạ dày

Tin cùng nội dung

  • BS điều trị của em kêu kiêng ăn các sản phẩm từ sữa, trong khi thầy cô khuyên là uống sữa để giải độc.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Dưa muối không được đề cao về mặt dinh dưỡng mà chỉ được xem là món tạo cảm giác giúp ngon miệng hơn mà thôi
  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY