Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ảnh hưởng của virus Zika đến phụ nữ mang thai

Người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị nhiễm virus Zika có nguy cơ cao sinh con mắc dị tật đầu nhỏ.

Buổi phỏng vấn trực tuyến với chủ đề "Phòng sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika" nhận sự quan quan tâm của độc giả. Trong hàng trăm câu hỏi gửi về, người dân nhờ chuyên gia tư vấn sự giống, khác nhau giữa bệnh do virus Zika gây nên và sốt xuất huyết, cách phòng bệnh... Bệnh do virus zika, sốt xuất huyết đều do muỗi Aedes truyền virus từ người bệnh sang người lành. Một cá thể muỗi Aedes có thể nhiễm cả virus dengue lẫn virus Zika. Do vậy, muỗi có thể cùng lúc truyền cả 2 loại bệnh.

Người mẹ mang thai 3 tháng đầu khi bị nhiễm virus Zika có thể truyền bệnh sang thai nhi, bị các dị tật do virus, nguy cơ bé mắc dị tật đầu nhỏ. Nếu mẹ mang thai những tháng cuối, khi thai đã phát triển tương đối hoàn chỉnh thì nguy cơ này ít xảy ra.

Hiện nay, bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết chưa có Thu*c đặc trị đặc hiệu. Thạc sĩ Phan Thị Hương, bác sĩ Bùi Huy Hoàng - Cục Y tế dự phòng; Tiến sĩ Vũ Trọng Dược, Viện vệ sinh dịch tế Trung ương; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đều cho rằng, biện pháp phòng bệnh tốt là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy...

Dưới đây là nội dung buổi tư vấn:

- Khi bị sốt xuất huyết rồi, thì có nguy cơ bị lại hay không? (Dương Hậu, 42 tuổi, Bắc Cạn)

Sốt xuất huyết có 4 tuýp virus gây bệnh. Khi mắc bệnh với một tuýp virus nào đó thì sẽ có miễn dịch suốt đời với chỉ tuýp đó. Do vậy, một người có thể mắc tới 4 lần sốt xuất huyết. Khi bạn bị sốt xuất huyết rồi, vẫn có thể lần sau mắc lại.

4 chuyên gia có mặt tại tòa soạn báo VnExpress để trả lời câu hỏi từ độc giả về bệnh sốt xuất huyết.

- Tình trạng dịch bệnh sốt xuất huyết hiện nay ở nước ta đã được khồng chế hay chưa? và đang ở mức độ nào? (Ngọc Minh, 34 tuổi, Thanh Xuân Hà Nội)

- Ths. Phan Thị Hương - Chuyên viên Cục Y tế dự phòng:

Số mắc sốt xuất huyết trên cả nước hiện nay đã có xu hướng giảm, số mắc hàng tuần đã giảm rõ rệt trong 5 tuần gần đây. Số mắc tuần 50 (năm 2019) đã giảm gần 3 lần so với số mắc của 6 tuần trước đây. Hầu hết các tình, thành phố đều ghi nhận số mắc giảm, một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung tuy số mắc giảm nhưng vẫn còn ở mức tương đối cao. 

Dự báo thời gian tới, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y Tế, các địa phương tích cực tổ chức các chiến dịch lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy và phun chủ động hóa chất tại các điểm nguy cơ, đồng thời đẩy mạnh truyền thông thì số mắc sốt xuất huyết sẽ giảm dần, đặc biệt là những tỉnh nóng. 

- Người nhiễm virus Zika có những biểu hiện như thế nào? Xin bác sĩ cho biết những biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra nếu người bệnh không kịp thời khi mắc bệnh không ạ? (Thanh Hai, 43 tuổi, Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương:

Người bị nhiễm virus Zika khi phát bệnh, đa số bệnh nhân thường chỉ sốt nhẹ và không có các biểu hiện đặc biệt gì khác. Một số ít bệnh nhân có thể có sốt cao, đau mỏi các khớp, sung huyết kết mạc hoặc đau bụng. Ở người bình thường, các triệu chứng này tồn tại khoảng vài ngày rồi tự hết. Một số ít bệnh nhân sau khi khỏi bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm đa rễ thần kinh, có thể dẫn tới liệt. 

Nếu bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng như dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Do bệnh hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có biện pháp ngăn ngừa được biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nên khi có dịch bệnh Zika, nếu bị nhiễm bệnh, phụ nữ mang thai cần phải theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi.

- Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và virut Zika có khác nhau hay không? (Thanh Mai, 24 tuổi, Thanh hóa)

- Ths. Phan Thị Hương :

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và virut Zika không khác nhau, đều là muỗi Aedes. agypti và muỗi Aedes. albopictus.

- Các chế phẩm phum Thu*c diệt muỗi hiện nay tại Việt Nam là những chế phẩm gì? hiệu quả diệt muỗi thế nào? có ảnh hưởng thế nào đối với con người? (ngọc Dung, 52 tuổi, Thanh hóa)

- Ths. Phan Thị Hương :

Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 3424/QĐ-BYT ngày 5/8/2019 về việc ban hành danh mục hóa chất diệt vector truyền bệnh sốt xuất huyết sử dụng trong chương trình phòng chống sốt xuất huyết quốc gia giai đoạn 2019-2021, trong đó cho phép sử dụng các loại hóa chất diệt vector truyền bệnh sốt xuất huyết thuộc nhóm Deltamethrine, Permethrine, Malathion, Pyriproxyfen và Temephos.

Các loại chế phẩm diệt côn trùng hiện đang được cấp phép sử dụng đều phải đạt các tiêu chuẩn về thử nghiệm theo quy định và được các cơ quan chức năng của Việt Nam cấp phép lưu hành, phải đảm bảo đạt cả tiêu chuẩn về chất lượng, hiệu quả và tính an toàn cho con người. 

Tuy nhiên, người dân khi sử dụng hóa chất cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các cơ quan y tế. Đến nay, biện pháp cốt lõi để phòng chống sốt xuất huyết vẫn là diệt bọ gậy, lăng quăng.

- Bệnh do virus zika và sốt xuất huyết cùng là do muỗi truyền bệnh? Vậy có khi nào một cá thể muỗi có thể truyền cùng lúc hai loại bệnh này không? (Ngọc Minh, 34 tuổi, Thanh Xuân Hà Nội)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược :

Bệnh do virus zika và sốt xuất huyết đều do cùng loài muỗi Aedes truyền virus từ người bệnh sang người lành

Về mặt lý thuyết, một cá thể muỗi Aedes có thể nhiễm cả virus dengue lẫn virus Zika. Do vậy, cá thể muỗi này có thể cùng lúc truyền cả hai loại bệnh. Trên thực tế, chúng tôi đã có xét nghiệm và chứng minh được rằng tại Việt Nam đã phát hiện được hai virus này trên cùng một con muỗi Aedes

- Đối tượng như thế nào thì dễ mắc bệnh do virus Zika? Điều trị như thế nào khi bị bệnh Zika do virus Zika? (Thanh Hương, 31 tuổi, Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Tất cả những người chưa có miễn dịch với virus Zika khi bị muỗi mang virus Zika đốt đều có thể bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus Zika có thể lây truyền qua đường máu và một số dịch sinh vật nên đã gặp một số trường hợp lây truyền bệnh Zika qua truyền máu hoặc quan hệ T*nh d*c.

Muỗi truyền virus Zika là muỗi Aedes và loại muỗi này có mặt ở hầu hết châu lục và phân bố trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tất cả khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới đều có thể có nguy cơ xuất hiện dịch do virus Zika.

Bệnh do virus Zika hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, nên chủ yếu điều trị các triệu chứng như sốt, đau mỏi người. Đa số bệnh nhân đều tự hồi phục, chỉ một số nhỏ xuất hiện biến chứng liệt do viêm đa rễ thần kinh, cần điều trị hồi sức hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu bệnh ở phụ nữ có thai, có thể dẫn đến biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nên những người mang thai, có nghi ngờ nhiễm virus Zika thì nên theo dõi sự phát triển của thai nhi.

- Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến bệnh do virut Zika và sốt xuất huyết hay không? (Thủy, 32 tuổi, Ngọc Hà Hà Nội)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng - Chuyên viên Cục Y tế dự phòng:

Theo WMO (Tổ chức khí tượng thế giới), khí hậu bao gồm nhiều yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển... và nhiều yếu tố khí tượng khác trong một thời gian dài của một vùng miền xác định. Theo WHO, biến đổi khí hậu  đang là một trong những mối đe doạ sức khoẻ toàn cầu. Ước tính hàng năm, biến đổi khí hậu góp phần gia tăng gánh nặng nhiều bệnh tật. 

Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, biến đổi khí hậu, hiện tượng Elnino, nhiều khu vực mưa trên diện rộng, nhiều khu vực hạn hán, tăng trữ nước trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng phế thải như, nhiều lốp (vỏ) xe cũ để ngoài vườn, vỏ lon đồ hộp, gáo dừa, chai, lọ, chum vại và các vật thải có thể gây đọng nước không được xử lý là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển đàn muỗi, đặc biệt là vào các tháng mùa mưa.

Bác sĩ Bùi Huy Hoàng - Chuyên viên cục Y tế dự phòng.

- Bệnh sốt xuất huyết lây lan thành dịch như thế nào? (Khánh Ngọc, 36 tuổi, Bình Dương)

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virut Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, xảy ra ở cả 4 miền: Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng: 7, 8, 9, 10. 

- Loài muỗi mang bệnh sốt xuất huyết là loại muỗi nào? Vòng đời và cơ chế truyền bệnh của chúng ra sao? (Nguyệt Linh, 35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên khoa học là Aedes, trong dân gian, ở một số nơi còn gọi là muỗi vằn. Vòng đời của muỗi này gồm 4 thời kỳ: Từ trứng thành bọ gậy, từ bọ gậy thành nhộng, từ nhộng thành muỗi trưởng thành.

Cơ chế gây bệnh của muỗi là khi chúng hút máu người bệnh, một lượng virus dengue từ bệnh nhân đã xâm nhập vào muỗi. Muỗi cần thời gian khoảng 8-12 ngày để nhân lượng virus lên với số lượng rất lớn. Sau đó, khi đốt người lành, muỗi nhả virus sang người lành. Sau 5-7 ngày ủ bệnh, người lành mang virus này sẽ trở thành người bệnh. 

- Trẻ được sinh ra bởi người mẹ mang mầm bệnh do virut Zika thì cũng mang mầm bệnh giống mẹ đúng không? (Thu Hà, 31 tuổi, Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Người mẹ mang thai bị nhiễm virus Zika có thể truyền bệnh sang thai nhi. Nếu thai nhi vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan thì một số cơ quan có thể bị các dị tật do virus. Cụ thể là người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu nếu bị nhiễm virus Zika có nguy cơ cao sinh con có dị tật đầu nhỏ. Nếu người mẹ mang thai những tháng cuối, khi thai đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các nguy cơ này ít xảy ra. Vì vậy, dù thai nhi có mang mầm bệnh giống mẹ cũng không gây bệnh lý gì nghiêm trọng.

- Miền Bắc hiện nay có sự gia tăng bệnh sốt xuất huyết trong khi các tỉnh miềm Nam lại mắc virut Zika, tại sao lại có sự phân hóa về vùng dịch bệnh như hiện nay? (Hoàng Hà, 32 tuổi, Bình đà Thanh Oai HN)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng - Chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế:

Những trường hợp bệnh do virus Zika gần đây được ghi nhận chủ yếu ở phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Đây là khu vực lưu hành phổ biến của muỗi vằn truyền bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết, do điều kiện khí hậu, môi trường và sinh thái phù hợp cho muỗi sinh sản, phát triển. Ngoài ra, đây cũng là khu vực trọng điểm về kinh tế, du lịch, thương mại, có sự giao lưu giữa các địa phương và quốc tế, nên dịch bệnh dễ phát sinh. Rất có thể, dịch bệnh sẽ lan truyền ra khu vực miền Bắc nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng chống tích cực.

Miền Bắc cũng là địa bàn lưu hành muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết, hàng năm vẫn ghi nhận các trường hợp mắc sốt xuất huyết trên địa bàn. Hiện nay, miền Bắc vẫn chưa phát hiện trường hợp nhiễm virus Zika có thể là do quần thể muỗi vằn tại đây chưa lây nhiễm virrus này. Hiện nay thời tiết trở lạnh, không thuận lợi cho đàn muỗi phát triển, mật độ muỗi vằn có thể giảm nhưng vẫn tồn tại trong cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lan truyền virus Zika khi đốt phải người bệnh và có thể làm lan truyền sang người lành, do mở rộng giao lưu đi lại giữa các địa phương trong nước và các quốc gia trong khu vực. Nguy cơ lây nhiễm, lan rộng từ các trường hợp nhiễm virus Zika từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn, nếu không phát hiện kịp thời các trường hợp mắc mới và áp dụng các biện pháp phòng muỗi đốt cho gia đình và cộng đồng.

- Người mẹ mang thai bị nhiễm virus Zika, nếu được can thiệp y tế sớm có giảm thiểu được nguy cơ gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ? (Thùy Linh, 31 tuổi, Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Do bệnh virus Zika hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu nên việc can thiệp y tế sớm cũng không ngăn được nguy cơ dị tật đầu nhỏ ở trẻ nếu người mẹ mang thai trong những tháng đầu bị nhiễm virus Zika.

Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp (bên trái) - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương.

- Biện pháp nào được khuyến cáo tới người dân phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong thời điểm hiện tại (Nguyễn Thanh Huyền, 42 tuổi, Thành Công Hà Nội)

- Ths. Phan Thị Hương:

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cụ thể như sau: 

Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng;

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn;

Hàng tuần bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như: chai, lọ, mảng chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...;

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Tích cực phối hợp với ngành Y Tế trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch;

Khi bị sốt đến ngay cơ sở Y Tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

- Người mẹ mắc virut Zika có nên cho con bú không? (Thanh Thủy, 42 tuổi, Hải Dương)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Mặc dù các chuyên gia có tìm thấy virus Zika trong sữa mẹ nhưng thực tế chưa từng ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm virus Zika qua việc cho bú. Do vậy, người mẹ mặc virus Zika không nhất thiết phải dừng việc cho con bú. Tuy nhiên, bệnh virus Zika lây truyền chủ yếu qua muỗi đốt nên khi trong gia đình có người bị nhiễm virus, cần phòng việc bị muỗi đốt đối với các thành viên khác trong gia đình.

- Ngoài gây ra dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, virus Zika còn gây ra những loại bệnh nguy hiểm nào khác tới con người? (Ngọc Nga, 42 tuổi, Thái Nguyên)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Ở người bình thường, bệnh do virus Zika khá lành tính. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng viêm đa rễ thần kinh, dẫn tới liệt. Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, virus Zika có thể gây các tổn thương ở thai nhi, dẫn đến tình trạng xảy thai hoặc đẻ ra mang những dị tật như tật đầu nhỏ, các khiếm khuyết não ở trẻ sơ sinh, dị tật mắt, mất thính lực, hoặc tình trạng chậm phát triển thai nhi. 

- Bệnh do virus Zika hiện nay đang tăng mạnh ở các tỉnh miền Nam, vậy ngành y tế đã có những biện pháp cụ thế nào trong công tác ngăn ngừa dịch? (Lê Trang, 34 tuổi, Quận 7 TP HCM)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Trước tình hình của dịch bệnh do virus Zika, Bộ Y tế đã tiến hành đánh giá nguy cơ dịch bệnh do virus Zika, xây dựng kế hoạch đáp ứng dịch bệnh theo các tình huống: Dịch chưa xâm nhập; đã xâm nhập nhưng ghi nhận rải rác; dịch bùng phát. Bộ Y tế liên tục cập nhập tình hình, có thông tin khuyến cáo để người dân chủ động phòng chống, tránh gây hoang mang trong cộng đồng dân cư. Mục tiêu hiện nay là triển khai các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất sự lan truyền virus Zika tại cộng đồng và phòng Zika lây truyền ở các bà mẹ mang thai.

Bộ Y tế cũng ban hành các hướng dẫn về giám sát, phòng chống, chẩn đoán, điều trị, hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai và tổ chức tập huấn cho toàn bộ ngành y tế trên cả nước, chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang thiết bị, để thu dung điều trị bệnh nhân nếu dịch xảy ra. Các hoạt động giám sát, phát hiện người mắc Zika được tăng cường, đặc biệt là có các biện pháp khám sàng lọc để phát hiện phụ nữ mang thai nghi mắc Zika và trẻ sơ sinh nghi mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến Zika. Từ đó, có biện pháp tư vấn, điều trị phù hợp. Bộ Y tế cũng phát động chiến dịch người dân tự diệt muỗi, diệt lăng quăng bọ gậy để phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika trên quy mô cả nước. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh do virus Zika (bệnh truyền nhiễm nhóm B), bổ sung thêm loại hình giám sát dựa vào sự kiện và phân cấp đáp ứng cụ thể cho các tuyến. 

- Bác cho em hỏi bệnh sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh ra sao khi mắc phải? (Văn Hướng, 31 tuổi, Bắc Giang)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi truyền, bệnh này có thể trở thành dịch lớn nếu chúng ta không có những biện pháp phòng chống tích cực, kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh là do tác nhân virus dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua đường muỗi đốt. 

Khi nghi ngờ bị bệnh sốt xuất huyết, cần đến các cơ sở y tế để được khám, làm xét nghiệm, phân loại mức độ trầm trọng của bệnh. Theo thống kê của các chuyên gia, ở Việt Nam có khoảng 2-6% số ca bệnh sốt xuất huyết cần phải được nhập viện điều trị. Số còn lại có thể điều trị tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế địa phương, tuy nhiên, cần phải được tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu các trường hợp nặng phải nhập viện thì cần nhập viện sớm để điều trị, tránh chảy máu ồ ạt tại một số cơ quan như não, đường tiêu hóa... từ đó dẫn đến Tu vong.

- Trẻ nhũ nhi có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết hay không? Nếu có thì cách phát hiện và phòng ngừa bệnh? (Lương Hảo, 42 tuổi, quảng ninh)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Trẻ nhũ nhi vẫn có thể bị sốt xuất huyết nếu bị muỗi truyền virus. Khi bị bệnh, những ngày đầu, trẻ chỉ có biểu hiện sốt cao. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ phải căn cứ vào cả kết quả khám và xét nghiệm. Sốt xuất huyết chủ yếu truyền qua muỗi đốt, nên việc phòng bệnh, cơ bản là đảm bảo diệt muỗi và cung quăng, sử dụng biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt.

- Tại sao dịch sốt xuất huyết những năm gần đây tăng mạnh ở nước ta? Biện pháp phòng ngừa hiện nay của ngành y tế có thực sự hiệu quả? (Hường, 34 tuổi, An Giang)

- Ths. Phan Thị Hương:

Theo báo cáo cập nhật ngày 21/11/2019 của Tổ chức Y Tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết hiện nay đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mắc tăng rất cao tại nhiều quốc gia trong khu vực...

Từ đầu năm đến nay, Philippin ghi nhận 387.254 trường hợp mắc, 1.452 trường hợp Tu vong, số mắc tăng 2 lần, Tu vong tăng 448 trường hợp so với cùng kỳ 2018.

Malaysia ghi nhận 114.745 trường hợp mắc, 158 trường hợp Tu vong, số mắc tăng 1,7 lần, Tu vong tăng 47 trường hợp so với cùng kỳ 2018.

Lào ghi nhận 33.728 trường hợp mắc, 59 trường hợp Tu vong, số mắc tăng 6 lần, Tu vong tăng 45 trường hợp so với cùng kỳ 2018.

Singapore ghi nhận 13.951 trường hợp mắc, số mắc tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2017, 2018. 

Ngoài ra, các quốc gia khác như: Campuchia, Trung Quốc ghi nhận số mắc hàng tuần liên tục tăng cao so với cùng kỳ 2017, 2018.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của sốt xuất huyết nên số mắc cũng có xu hướng gia tăng theo tình hình chung của khu vực. 

Số mắc tại Việt Nam năm 2019 bắt đầu gia tăng từ tuần 19 (năm 2019). Hiện 5 tuần gần đây số mắc liên tục giảm mạnh. Số mắc gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Môi trường tại các công trình xây dựng nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ, lán trại không được quan tâm xử lý dẫn đến phát sinh các ổ lăng quăng, bọ gậy. Sự chủ động phối hợp của người dân và ban ngành, đoàn thể tại một số địa phương chưa cao, việc triển khai phun hóa chất và diệt lăng quăng tại khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để. 

Ths. Phan Thị Hương - Chuyên viên Cục Y tế dự phòng.

- Con số thống kê về lượng bệnh nhân nhiễm virus Zika hiện nay đã chính xác chưa? Nếu chưa chính xác thì công tác ngăn chặn dịch lây lan được tiến hành như thế nào? (Thuần, 34 tuổi, Đội Cấn Ba Đình)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Trường hợp đầu tiên ghi nhận vào tháng 3/2016 tại Khánh Hòa, đến nay cả nước đã ghi nhận 270 trường hợp dương tính với virus Zika, số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực phía Nam. Trong đó ghi nhận một trường hợp trẻ đầu nhỏ nghi có liên quan đến lây nhiễm virus Zika. Ngoài ra, cũng đã ghi nhận 6 trường hợp người nước ngoài được phát hiện nhiễm virus Zika sau khi đi từ Việt Nam trở về: Hàn Quốc (4), Đức (1), Đài Loan (1) và 3 trường hợp người nước ngoài khác Israel, Australia, Đức xét nghiệm dương tính với virus Zika sau khi trở về từ Việt Nam tuy nhiên không đủ thông tin về lây nhiễm virus Zika trong thời gian ở Việt Nam. Số mắc ghi nhận chủ yếu vào năm 2016, giảm dần qua các năm, trong đó năm 2016 ghi nhận 220 trường hợp dương tính, năm 2017 ghi nhận 36 trường hợp, năm 2018 ghi nhận 7 trường hợp, năm 2019 ghi nhận 7 trường hợp.

Nhận định trong thời gian tới, có thể sẽ ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh do virus Zika do sự giao lưu thương mại, du lịch giữa các địa phương trong nước và các quốc gia trong khu vực, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết cũng là muỗi truyền bệnh Zika đã lưu hành rộng trên cả nước, miễn dịch của cộng đồng với vi rút Zika còn thấp. Do đó cần triển khai đồng bộ các giải pháp với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, sự chủ động tham gia của cộng đồng trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch. 

- Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì? Khi nào nên đến gặp bác sĩ? (Minh Tuấn, 35 tuổi, Quốc Tử Giám - Hà Nội)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Biểu hiện đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là dấu hiệu sốt cao liên tục và kéo dài từ một đến ba ngày, một số trường hợp có thể đến 5 ngày. Kèm theo đó là các biểu hiện khác như đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp. Với các trường hợp sốt do bệnh khác, bệnh nhân uống hạ sốt nhiệt độ có thể giảm về ngưỡng 37 độ, tuy nhiên, với trường hợp sốt do sốt xuất huyết, khi uống hạ sốt, nhiệt độ khó về mức 37 độ. Đây là một trong những điểm khác biệt giữa sốt xuất huyết và sốt do các bệnh khác. 

Khi người dân nghi ngờ mình bị mắc bệnh sốt dengue với dấu hiệu sốt cao liên tục kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, phân loại và điều trị kịp thời.

- Tại sao khi bị sốt xuất huyết người bệnh thường bị giảm bạch cầu và chảy máu chân răng? (Nguyễn Thu, 32 tuổi, Thanh Xuân Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn một là 3 ngày đầu tiên sốt cao liên tục. Giai đoạn hai là từ cuối ngày thứ ba bắt đầu xuất hiện có hạ tiểu cầu, giảm bạch cầu trong máu ngoại vi và tăng tính thấm thành mạch dẫn tới cô đặc máu. Các tình trạng này xuất hiện nặng lên và lui dần trong vòng 3 ngày. Giai đoạn ba là từ ngày thứ 7 trở đi, bệnh nhân sang giai đoạn hồi phục bệnh. 

Trong giai đoạn hai (từ cuối ngày thứ 3 đến ngày thứ 7), nếu tiểu cầu trong máu hạ quá thấp, sẽ dẫn đến các tình trạng chảy máu như: chảy máu chân răng, chảy máu cam, rong kinh, xuất huyết dưới da, chảy máu trong cơ hoặc nơi tiêm truyền; thậm chí xuất hiện các chảy máu nội tạng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, chảy máu trong ổ bụng hoặc chảy máu não. 

- Tại sao khi bệnh nhân được chỉ định truyền bạch cầu lại có hiện tượng rét run người? (Vân Anh, 32 tuổi, Hải Dương)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt cao và trước mỗi cơn sốt có thể xuất hiện cơn rét run. Sang tới giai đoạn hai, khi có giảm bạch cầu và tiểu cầu, thường bệnh nhân đã lui sốt và ít khi xuất hiện cơn rét run. Chỉ với những bệnh nhân có giảm tiểu cầu nặng mới có chỉ định truyền tiểu cầu, còn trong sốt xuất huyết không có chỉ định truyền bạch cầu.

Với bệnh nhân đang truyền tiểu cầu, nếu xuất hiện triệu chứng rét run, cần ngừng truyền ngay để xác định tình trạng bất đồng nhóm máu (nếu có) và các nguyên nhân khác gây rét run ở những bệnh nhân này.

- Muỗi Aedes sinh sản như thế nào? Muỗi Aedes có thể di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác hay từ vùng này đến vùng khác được không? (Phạm Quỳnh, 31 tuổi, Thanh Oai Hà Nội)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Chỉ có muỗi Aedes cái đốt, chúng đốt ngắt quãng và thích đốt nhiều người. Khi muỗi cái ăn no, nó cần nghỉ ngơi 3 ngày trước khi đẻ trứng. Những quả trứng này có thể tồn tại đến 1 năm mà không cần nước. Khi có nước và chỉ cần một lượng nhỏ nước đọng là đủ để trứng phát triển thành ấu trùng và sau đó thành muỗi trưởng thành và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Muỗi Aedes có khả năng bay khoảng 200 m, nhưng nó có thể vô tình được vận chuyển bởi con người từ nơi này đến nơi khác (ở trong xe, tàu hỏa...). Nếu được tồn tại trong môi trường nhiệt độ phù hợp của điểm đến, muỗi có thể tự sinh sản, truyền virus Zika tại khu vực chúng đến. 

- Tôi từng bị sốt xuất huyết, khi điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh thì thường được truyền dịch và kê Thu*c hạ sốt? Vậy tôi có thể tự điều trị ở nhà được hay không hay bắt buộc phải đến các cơ sở y tế? (Khánh Ngọc, 36 tuổi, Bình Dương)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn một là 3 ngày đầu tiên sốt cao liên tục. Giai đoạn hai là từ cuối ngày thứ ba bắt đầu xuất hiện có hạ tiểu cầu, giảm bạch cầu trong máu ngoại vi và tăng tính thấm thành mạch dẫn tới cô đặc máu. Các tình trạng này xuất hiện nặng lên và lui dần trong vòng 3 ngày. Giai đoạn ba là từ ngày thứ 7 trở đi, bệnh nhân sang giai đoạn hồi phục bệnh. 

Giai đoạn đầu mặc dù sốt cao nhưng ít khi có biến chứng nguy hiểm nên bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng việc uống Thu*c hạ sốt và Oresol. Giai đoạn hai, dù đã lui sốt nhưng lại là giai đoạn có thể có các biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu máu nặng dẫn đến xuất huyết hoặc tăng tính thấm thành mạch, thoát mạch nhiều, dẫn đến cô đặc máu và có thể sốc. Vì vậy, giai đoạn này, bệnh nhân cần được khám, theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và nhập viện nếu cần.

- Tôi có nên đi đến những nơi mà bệnh virus Zika đang xảy ra? (Phạm Tới, 27 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Anh chị hoàn toàn có thể đi đến những nơi có bệnh do virus Zika đang lưu hành, tuy nhiên cần có những biện pháp phòng tránh cho bản thân mình, cụ thể là:

- Cần mang theo kem thoa chống muỗi và sử dụng kem thoa hàng ngày trong thời gian làm việc tại đó.

- Cần nằm màn ngay cả khi nằm ngủ ban ngày (vì muỗi sốt xuất huyết thường hút máu vào ban ngày) và mặc áo dài tay để phòng chống muỗi đốt.

- Chẳng may anh chị mắc bệnh do virus Zika thì triệu chứng của bệnh cũng rất nhẹ, thoảng qua, ít ảnh hưởng đến quá trình công tác, lao động... Thông thường, 70% người mắc virus Zika là không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, còn 30% là các biểu hiện như sốt nhẹ, đau người. Tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo một số trường hợp là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có ý định sinh em bé thì hết sức lưu ý đề phòng khi đi đến các vùng có dịch Zika lưu hành. Bởi vì có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ mắc Zika trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi sinh con, đứa trẻ bị biến chứng nhỏ đầu, teo não.

Tiến sĩ Vũ Trọng Dược - Trưởng văn phòng sốt xuất huyết miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương.

- Những đường lây lan khi nhiễm virus Zika? (Ngọc Vân, 31 tuổi, Hà Nội)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do muỗi Aedes truyền, ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường T*nh d*c, đường máu và từ mẹ sang con. 

- Bác cho em hỏi tại sao phụ nữ mang thai mắc virut zika lại gây da dị tật đầu nhỏ cho thai nhi? (Thu Thảo, 28 tuổi, Đội Cấn Ba Đình Hà Nội)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Virus Zika có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi. Nếu thai nhi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển các cơ quan (thường trong 3 tháng đầu), virus Zika có thể gây các bất thường ở những cơ quan này. Một trong những cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất là não của thai nhi. Vì vậy, một số trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm virus Zika có thể có dị tật đầu nhỏ do não không phát triển được.

- Bệnh do virus Zika là gì? Nguyên nhân gây bệnh ở nước ta hiện nay? (Vũ Huyền, 40 tuổi, Đội Cấn Ba Đình Hà Nội)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Bệnh do virus Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu do muỗi Aedes truyền, ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua đường T*nh d*c, đường máu và từ mẹ sang con. Virus Zika thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae, cùng nhóm với các virus sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, sốt vàng và sốt Tây sông Nile. Virus Zika phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại rừng Zika thuộc Uganda. Ổ chứa virus và thời kỳ lây truyền của bệnh hiện nay chưa được hiểu biết đầy đủ. Khoảng 60% đến 80% các trường hợp nhiễm virus Zika không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Thời gian ủ bệnh có thể từ vài ngày đến một tuần.

So với bệnh sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika có biểu hiện nhẹ hơn. Người bệnh có biểu hiện như phát ban trên da, sốt, viêm kết mạc, đau khớp, phù quanh khớp, đau cơ. Các biểu hiện triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Kết quả của các nghiên cứu sơ bộ cho thấy virus Zika là nguyên nhân gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng Guillain-Barré. Đến nay, bệnh do virus Zika chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh.

- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi ít bị sốt xuất huyết? Sốt xuất huyết ở trẻ dưới 12 tháng có nguy hiểm không? (Đỗ Long, 30 tuổi, Mê Linh Vĩnh Phúc)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào đều có thể có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nếu bị muỗi truyền virus. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dưới 12 tháng, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh, rất nguy hiểm vì dễ xảy ra tình trạng sốc Dengue. Sốc ở trẻ em thường khó phát hiện sớm nếu bệnh nhân không được khám, theo dõi sát hoặc thầy Thu*c thiếu kinh nghiệm.

- Các chế phẩm diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và virut Zika có gì khác nhau? (Hằng Mít, 31 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Hiện nay trên thị trường nói chung cũng như chương trình phòng chống sốt xuất huyết nói riêng có các chế phẩm hóa chất dùng để diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika. Cả hai loại bệnh này đều được lây truyền qua muỗi vằn. Do vậy các chế phẩm diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika chính là cùng một loại.

Tuy nhiên, để sử dụng các loại chế phẩm hóa chất một cách hiệu quả ít tác động đến môi trường và con người thì cần lưu ý một số khía cạnh sau:

- Chỉ phun hóa chất ở dạng hạt sương cực nhỏ (ULV) mới có khả năng diệt được muỗi trưởng thành.

- Phun theo đúng liều lượng của nhà sản xuất chế phẩm ghi ở trên nhãn mác của từng loại sản phẩm.

- Khi phun nên tham khảo người có chuyên môn để chọn hóa chất, máy phun, nồng độ pha hợp lý tránh hiện tượng tăng tính kháng với hóa chất của loài muỗi này.

- Hiện tại có những phương pháp nào dùng để điều trị sốt xuất huyết? (Đào Như Trang, 28 tuổi, Thái Bình)

- Ths, Bs.Nguyễn Trung Cấp:

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường diễn biến qua 3 giai đoạn. Giai đoạn một là 3 ngày đầu tiên sốt cao liên tục. Giai đoạn hai là từ cuối ngày thứ ba bắt đầu xuất hiện có hạ tiểu cầu, giảm bạch cầu trong máu ngoại vi và tăng tính thấm thành mạch dẫn tới cô đặc máu. Các tình trạng này xuất hiện nặng lên và lui dần trong vòng 3 ngày. Giai đoạn ba là từ ngày thứ 7 trở đi, bệnh nhân sang giai đoạn hồi phục bệnh. 

Giai đoạn đầu mặc dù sốt cao nhưng ít khi có biến chứng nguy hiểm nên bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng việc uống Thu*c hạ sốt và Oresol. Ngoài ra, có thể sử dụng một số bài Thu*c Đông y để điều trị trong giai đoạn này. Giai đoạn hai, dù đã lui sốt nhưng lại là giai đoạn có thể có các biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu máu nặng dẫn đến xuất huyết hoặc tăng tính thấm thành mạch, thoát mạch nhiều, dẫn đến cô đặc máu và có thể sốc.

Nếu bệnh nhân có tình trạng giảm tiểu cầu máu đe dọa xuất huyết nghiêm trọng, cần được truyền tiểu cầu. Nếu bệnh nhân có tình trạng thoát mạch dẫn đến cô đọng máu nặng hoặc sốc, cần được bù dịch chống sốc theo phác đồ. Một số bệnh nhân có biến chứng suy đa phủ tạng, cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ như thở máy, lọc máu, chống sốc... và những biện pháp hồi sức khác.

- Người dân cần thực hiện các biện pháp gì để phòng chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết? (phạm Hương, 32 tuổi, Nam Định)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin sử dụng tại Việt Nam. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt bằng cách:

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 

- Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời theo đúng tuyến, đúng phác đồ.

Và tôi cho rằng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương và tích cực phòng bệnh chủ động của mỗi người dân vì cộng đồng là hết sức quan trọng. 

- Bác cho em hỏi sốt xuất huyết có thường gặp không? Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết? (Minh Hằng, 28 tuổi, Hải Phòng)

- Tiến sĩ Vũ Trọng Dược:

Ở Việt Nam, sốt xuất huyết hiện nay là bệnh lưu hành địa phương. Có nghĩa là hàng năm chúng ta luôn phải đối mặt với dịch bệnh này hoành hành ở các mức độ bùng phát dịch khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng bệnh dịch sốt xuất huyết. Tại Việt Nam, chúng tôi có thể nhóm thành hai nhóm nguyên nhân sau:

- Nhóm nguyên nhân khách quan: Đó chính là do khí hậu hiện nay phù hợp cho đàn muỗi véc tơ phát triển. Trong đó phải kể đến nhiệt độ tăng, mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm làm cho muỗi phát triển nhanh hơn và phát tán virus dengue từ người bệnh sang người lành nhiều hơn ở cộng đồng. Bên cạnh đó, đô thị hóa tại các thành phố lớn làm cho mật độ dân số tăng, các chủng loại dụng cụ chứa nước của người đa dạng và khó kiểm soát hơn làm cho muỗi sinh sôi phát triển nhanh hơn. Một ý nữa là càng ngày du lịch, giao thông càng phát triển, khiến cho virus dengue từ bệnh nhân dễ dàng xâm nhập từ vùng có dịch sang vùng không có dịch.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan: Đó chính là sự thờ ơ, chủ quan của một số bộ phận người dân đối với công tác dự phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết dengue. Sự vào cuộc chưa quyết liệt, liên tục và kéo dài của một số chính quyền và y tế địa phương trong việc xử lý muỗi truyền bệnh. Một khó nữa trong công tác phòng chống sốt xuất huyết đó là kinh phí hiện nay cho công tác phòng chống rất eo hẹp, một số tỉnh, địa phương chưa thực sự dành kinh phí cho phòng và chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại địa phương mình.

- Những điều cần làm rõ để người dân hiểu về virus Zika?  (Minh Trang, 32 tuổi, Ba Đình)

- Bác sĩ Bùi Huy Hoàng:

Các vấn đề chính cần được làm rõ để người dân hiểu về virus Zika, bao gồm:

- Đặc điểm dịch tễ học của virus, ví dụ: thời kỳ ủ bệnh, vai trò của muỗi trong việc truyền virus Zika và địa bàn lây lan của chúng.

- Virus Zika tương tác với các Arbovirus khác như thế nào, ví dụ như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản...

- Việc xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu virus Zika để có thể nhầm với virus Dengue hay các virus khác trong một mẫu xét nghiệm.

- Bệnh do virus Zika thường biểu hiện nhẹ hơn sốt xuất huyết, điều quan trọng là bệnh có thể gây tật đầu nhỏ ở trẻ sở sinh. Việc phòng bệnh quan trọng nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Chúng tôi xin cảm ơn độc giả đã gửi câu hỏi về chương trình! 

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/phong-van-truc-tuyen/tu-van-phong-sot-xuat-huyet-benh-do-virus-zika-4030237.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY