An toàn thực phẩm hôm nay

Ảnh Mùa dịch Covid-19: Nhan nhản quán ăn mất an toàn thực phẩm

(MangYTe) - Đến nay, sinh viên nhiều trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội đã quay trở lại học tập sau đợt nghỉ dài phòng chống dịch Covid-19. Mặc dù cả TP đang dồn lực phòng chống dịch, nhưng tại các quán ăn bình dân, hàng ăn rong vỉa hè vẫn mất an toàn thực phẩm (ATTP), nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để có thể cho sinh viên đi học trở lại, TP Hà Nội cũng như Bộ GD&ĐT đã có những văn bản yêu cầu các trường đại học phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng như dọn dẹp, sát khuẩn trường lớp thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế sau kỳ nghỉ.

Bên cạnh đó, các trường đại học cũng đã tổ chức phát khẩu trang, đo nhiệt độ cho sinh viên trước khi bước vào cổng trường và đặt lọ dung dịch sát khuẩn ngay ở cổng trường để phòng chống lây nhiễm.

Nhiều chủ quán ăn phục vụ sinh viên không đeo khẩu trang, găng tay khi lấy đồ ăn.

Tuy nhiên, việc các sinh viên đi học trở lại cũng là điều khiến ngành giáo dục, y tế thêm nhiều mối lo khi tình trạng tụ tập đông người, nguy cơ bùng phát dịch bệnh nếu mỗi người không tự ý thức phòng dịch.

Đặc biệt, lượng sinh viên tại Hà Nội là rất lớn, các quán ăn đã hoạt động trở lại, điều này sẽ đặt ra câu hỏi về vệ sinh ATTP ở những khu vực xung quanh trường đại học phục vụ sinh viên.

Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, hầu hết các căng tin phục vụ sinh viên trong các trường đều đóng cửa, chưa phục vụ trở lại. Điều này buộc sinh viên phải lựa chọn những quán ăn bên ngoài trường. Tuy nhiên, trong những ngày qua, các quán ăn vẫn chưa quá đông như thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên, sinh viên năm thứ 3 P.N.T. - Học viện Ngoại giao (nằm trên phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, hiện nay nhiều bạn sinh viên vẫn chưa lên học sợ dịch bệnh.

“Để đảm bảo thì em thường học xong về nhà nấu ăn, hạn chế tập trung chỗ đông người. Nhưng vẫn có những bạn phải học cả ngày, phải ở lại ăn trưa, hầu hết là ăn các quán tại vỉa hè do căng tin nhà trường vẫn đóng cửa” - bạn P.N.T. chia sẻ.

Các quán ăn, quán nước vỉa hè vẫn là địa điểm tập trung đông người.

Trong khi đó, tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ở số 336 Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), các quán ăn, quán nước vỉa hè tại cổng sau trường đã hoạt động nhộn nhịp trở lại, các xe bán đồ chiên rán thu hút đông đảo khách sinh viên.

Còn tại Đại học Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Văn hóa Hà Nội… các quán ăn vẫn có khách nhưng vắng vẻ hơn trước.

Điểm chung nhất tại các quán ăn, quán nước vỉa hè này tiềm ẩn nhiều mối lo dịch bệnh bởi hầu hết chủ hàng không dùng khẩu trang, nhiều người không dùng găng tay hay sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn theo quy định và khuyến cách của ngành y tế.

Theo một bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gần như sinh viên thường nhắm mắt cho qua vì thói quen nhanh và tiện, cùng với đó là giá cả hợp với túi tiền.

Một số hình ảnh phóng viên báo Kinh tế & Đô thị ghi nhận:

Các quán ăn, quán nước vỉa hè được bán ngay tại cổng Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đây là những nơi thu hút sinh viên, điểm tập trung đông người, không có nơi rửa tay cùng như không có nước sát khuẩn.

Các quán ăn xung quanh trường vẫn có khách, nhưng không trang bị nước sát khuẩn

Nhiều sinh viên cho biết, mặc dù lo sợ dịch Covid-19, nhưng vẫn phải ăn ở ngoài quán vì căng tin chưa mở cửa.

Những chỗ ngồi được kê tạm ở vỉa hè.

Ngành y tế khuyến cáo, trước khi ăn nên rửa tay xã phòng và sát khuẩn tay bằng nước diệt khuẩn. Nhưng ở những quán ăn này, đó đều là thứ xa xỉ.

Chủ quán bún đậu cạnh trường Đại học Ngoại thương không sử dụng khẩu trang, găng tay khi thái thức ăn chín cho khác.

Những xe bán đồ ăn xiên chiên, rán luôn thu hút sinh viên tại cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Những quán ăn này tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh ATTP

Những quầy hàng dựng tạm phía sau cổng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Những quán ăn vặt này luôn thu hút lượng lớn sinh viên mỗi ngày, nhiều sinh viên vẫn vô tư sử dụng, mặc dù người bán không thực hiện các biện pháp vệ sinh theo qui định như bày thức ăn chín trong tủ kính, đeo găng tay khi chế biến thực phẩm, không có nước rửa tay

 

 Một quán bún được bán trên vỉa hè phố Chùa Láng thu hút khá đông sinh viên, chủ quán không đeo khẩu trang, găng tay khi bốc thực phẩm cho khách.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/anh-ha-noi-tiem-an-mat-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-bung-phat-dich-benh-covid-19-tu-cac-quan-an-sinh-vien-376863.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY