Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Áp dụng nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến vào việc phát hiện, điều trị lao

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết hoạt động phòng, chống lao 6 tháng đầu năm và trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2019, Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Viết Tiến cho rằng, trong 6 tháng qua, Chương trình chống lao Quốc gia đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới với phương pháp tiếp cận hiệu quả, đã phát hiện chủ động nhiều trường hợp mắc lao. Ngoài ra, Chương trình chống lao Quốc gia đã cập nhật, áp dụng các loại Thu*c mới, với phác đồ mới vào điều trị lao kháng Thu*c rất hiệu quả.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2017 trên toàn cầu có khoảng 10 triệu người mắc lao, 9% trong số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh lao là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với khoảng 1,3 triệu người Tu vong do lao, trong đó có khoảng 300.000 người ch*t do lao trong số những người nhiễm HIV.

Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Viết Tiến cho rằng, trong 6 tháng qua, Chương trình chống lao Quốc gia đã áp dụng nhiều kỹ thuật mới với phương pháp tiếp cận hiệu quả, đã phát hiện chủ động nhiều trường hợp mắc lao. Ngoài ra, Chương trình chống lao Quốc gia còn áp dụng các loại Thu*c mới, với phác đồ mới điều trị lao kháng Thu*c rất hiệu quả.


Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Viết Tiến phát biểu tại hội nghị

PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung - Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, Giám đốc BV Phổi Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù số bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học giảm nhẹ (357 ca), tuy nhiên số bệnh nhân không có bằng chứng vi khuẩn học và lao ngoài phổi lại tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là 921 và 252 trường hợp. Theo đó, đã phát hiện 50.645 bệnh nhân lao các thể, đạt tỷ lệ phát hiện khoảng 52/100,000 dân và điều trị thành công cho hơn 90% số bệnh nhân lao mới và tái phát phát hiện được.

Bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát được điều trị khỏi ở mức cao (87,1%), đạt chỉ tiêu của WHO tuy nhiên chưa đạt được mục tiêu Chương trình chống lao Quốc gia đã đề ra là trên 90%. Đặc biệt, một số tỉnh có tỷ lệ điều trị khỏi cao như Hà Nội (94,6%), Quảng Ngãi (94,9%) và Hậu Giang (97,6%). Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2(3) tháng điều trị của bệnh nhân trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt 87,6%.

Xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung đang có chiều hướng giảm với tỷ lệ mới mắc giảm khoảng 2%/năm. Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa Thu*c cao nhất thế giới (báo cáo WHO 2018).


Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm phòng chống lao

Đảm bảo đủ ngân sách mua Thu*c chống lao

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ, đó là dịch tễ lao ở Việt Nam còn cao, xếp thứ 16 trong 30 nước có gánh nặng bệnh nhân lao cao trên thế giới và xếp thứ 13 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa Thu*c cao nhất trên toàn cầu.

Một trong những khó khăn hàng đầu trong công tác phòng chống lao ở Việt Nam là tỷ lệ người được xét nghiệm GeneXpert còn hạn chế tại nhiều địa phương, cung ứng sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt việc cung ứng Thu*c chưa đầy đủ và kịp thời (do việc tiếp nhận Thu*c từ Hợp đồng mua sắm năm 2018 bị chậm hơn nhiều so với kế hoạch dẫn tới thiếu cục bộ một số Thu*c như Lzd, Cfz, Mfx); Chậm tiến độ mua sắm Hain test. Công tác phối kết hợp trong hoạt động phối hợp y tế công – tư (PPM) vẫn còn hạn chế.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ nhiệm Chương trình chống lao Quốc gia, Giám đốc BV Phổi Trung ương

Ngoài ra, sự hợp tác để phát hiện lao trẻ em giữa Chương trình chống lao Quốc gia và các cơ sở nhi khoa ở tỉnh và huyện chưa thường xuyên và chưa hiệu quả, địa bàn triển khai rộng, thiếu cán bộ cả về số lượng và năng lực. Công tác chống lao trong trại giam còn nhiều khó khăn như: thiếu nguồn nhân lực có chất lượng; chưa sử dụng hiệu quả trang thiết bị chẩn đoán và điều trị lao,.... Trong khi đó, tỷ lệ bệnh lao, lao kháng đa Thu*c, HIV trong trại giam cao, công tác phát hiện còn thấp.

Thay đổi mô hình tổ chức y tế tại tuyến tỉnh, huyện có ảnh hưởng không nhỏ tới Chương trình chống lao như thay đổi cán bộ làm công tác chống lao, đơn vị mới chưa ổn định nên việc triển khai hoạt động chống lao gặp khó khăn, tâm lý cán bộ làm công tác chống lao không ổn định… Tự chủ về tài chính tại các tuyến có ảnh hưởng tới hoạt động chống lao, nhiều Bệnh viện lao có lượng người bệnh khám và điều trị thấp gặp rất nhiều khó khăn. Công tác chống lao tại 15 tỉnh chưa thành lập bệnh viện lao và bệnh phổi, sát nhập Trung tâm CDC....

GS, TS Nguyễn Viết Tiến cho rằng, Chương trình Chống lao cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Chương trình hành động quốc gia chấm dứt bệnh lao đến năm 2030. Đặc biệt, cần phối hợp cùng Bộ Y tế vận động ngân sách Chính phủ cấp cho Chương trình Chống lao đủ để mua Thu*c chống lao cho toàn bộ các bệnh nhân lao trong chẩn đoán, điều trị năm 2019 – 2020. Bên cạnh đó, về hậu cần Thu*c và trang thiết bị, Chương trình Chống lao cần phải chuẩn bị tốt cho việc chuyển đổi nguồn kinh phí từ nhà nước sang sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế cho Thu*c chống lao.

Mục tiêu 6 tháng cuối năm 2019, Chương trình chống lao tiếp tục duy trì triển khai các hoạt động thường quy và các lĩnh vực chuyên môn ưu tiên như phát hiện chủ động, lao kháng Thu*c, lao tiềm ẩn, lao trẻ em, lao/HIV, thực hành xử trí tốt bệnh hô hấp (PAL), phối hợp y tế công – tư (PPM) ngoài ra Chương trình cũng đẩy mạnh triển khai các can thiệp tích cực, các sáng kiến mới, áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao, áp dụng y học chính xác trong chẩn đoán và điều trị, quyết tâm phấn đấu đạt các chỉ tiêu cam kết với Chính phủ, Bộ Y tế.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ap-dung-nhieu-ky-thuat-moi-tien-tien-vao-viec-phat-hien-dieu-tri-lao-n162819.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY