Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Artrodar - Thuốc chống thoái hóa khớp

Khởi đầu 1 viên/lần/ngày uống cùng bữa ăn tối trong 2-4 tuần đầu tiên, có thể kết hợp NSAID khác hoặc Thuốc giảm đau. Sau đó có thể tăng 1 viên x 2 lần/ngày uống vào hai bữa ăn chính (sáng và tối).

Thành phần

Diacerein.

Chỉ định

Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp hông hoặc gối, với tác dụng chậm.

Không khuyến cáo điều trị thoái hóa khớp hông có tiến triển nhanh do có thể đáp ứng yếu hơn với diacerein.

Liều dùng

Khởi đầu 1 viên/lần/ngày uống cùng bữa ăn tối trong 2-4 tuần đầu tiên, có thể kết hợp NSAID khác hoặc Thuốc giảm đau.

Sau đó có thể tăng 1 viên x 2 lần/ngày uống vào hai bữa ăn chính (sáng và tối).

Bệnh nhân suy thận (ClCr < 30mL/phút): giảm liều.

Cách dùng

Nuốt nguyên viên (không làm vỡ Thuốc) với một ly nước.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc.

Tiền sử quá mẫn cảm với dẫn xuất anthraquinone.

Đang mắc hoặc tiền sử bệnh gan.

Cân nhắc lợi ích so với nguy cơ việc dùng Artrodar cho bệnh nhân có rối loạn đường ruột trước đó, đặc biệt đại tràng dễ bị kích thích.

Thận trọng

Trẻ < 15 tuổi, người > 65 tuổi: không chỉ định.

Phụ nữ có thai, cho con bú: không nên dùng.

Không nên dùng đồng thời Thuốc nhuận tràng.

Phản ứng phụ

Tăng nhanh thời gian thức ăn qua ruột và đau bụng (các triệu chứng này tự giảm đi khi tiếp tục điều trị).

Đôi khi có thể làm cho nước tiểu vàng sậm hơn.

Tổn thương gan cấp tính, bao gồm tăng men gan huyết thanh và viêm gan (theo dõi chặt chẽ bệnh nhân).

Tương tác Thuốc

Thuốc chứa muối, oxide hoặc hydroxide nhôm, calci và magiê làm giảm hấp thu diacerein.

Trình bày và đóng gói

Viên nang: 50 mg x 3 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

TRB Chemedica.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/a/artrodar/)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân tuổi ngoài 40. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày.
  • Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY