Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bà bầu phù chân mức độ nào thì phải đến gặp bác sĩ?

Phụ nữ mang thai cần làm gì để phòng, chống virus Zika

Phù chân là hiện tượng S*nh l* bình thường ở thai phụ, phù chân có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ bầu, nhưng phù chân khi mang thai tháng cuối sẽ phổ biến hơn trong thai kỳ do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.

Bị phù chân khi mang thai biểu hiện rõ ràng nhất là phần từ cổ chân trở xuống, ở bàn chân bị sưng lên, phù nề, không gây đau đớn nhưng bất tiện và không thoải mái trong hoạt động hàng ngày.

Ở phụ nữ, nhất là các phụ nữ mang thai lần đầu, suy tĩnh mạch dễ dẫn đến phù chân nặng, thậm chí sưng phù. suy giãn tĩnh mạch chân cũng có liên quan đến sự gia tăng lượng máu và nồng độ hormone cao gấp 100 lần so với bình thường.

Nguyên nhân gây phù chân ở bà bầu

Phù chân tay khi mang thai tháng cuối phổ biến hơn so với những các tháng trước. nguyên nhân do những thay đổi trong máu: trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu, làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%.

Lượng máu bao gồm các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là nguyên nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.

Sự cản trở máu trở về tim: Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở về tim.

Rối loạn nội tiết: khi mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có người tăng gần 20kg. chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề.

Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng muối trong cơ thể tăng còn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở nên nặng nề hơn.

Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở bà bầu như: do mang giày cao gót, do đứng lâu, chế độ ăn ít kali (kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), tiêu thụ nhiều caffeine, ăn nhiều natri (muối), làm việc quá sức, thời tiết nóng bức cũng góp phần làm phù nề chân ở mẹ bầu.

Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?

Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật.

Hiện tượng phù chân khi mang thai thường không gây hại nhiều đến sức khỏe mẹ bầu và những dấu hiệu này sẽ mất đi khi em bé chào đời.

Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị phù chân trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ lại là dấu hiệu báo trước của tiền sản giật. khi bị phù chân tiền sản giật thì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả mẹ và bé.

Do đó, trong quá trình mang thai, đặc biệt là phù chân tay khi mang thai tháng cuối đi kèm với các dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để kiểm tra:

-Chân, tay, mặt sưng lên một cách bất ngờ.

-Thai phụ bị đau đầu dữ dội.

-thường nhìn mọi thứ xung quanh bị nhòe, chói. đôi khi bà bầu cảm thấy hoa mắt, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống và mẹ bị cao huyết áp trong thai kỳ.

-Bị đau ở các xương sườn.

-Có triệu chứng nôn mửa.

Ngoài ra, nếu một trong hai chân bị phù nhiều hơn chân còn lại và cảm thấy đau ở bắp chân cũng như đùi, bà bầu nên đến gặp bác sĩ. đây có thể là dấu hiệu của hình thành cục máu đông.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/ba-bau-phu-chan-muc-do-nao-thi-phai-den-gap-bac-si-post81671.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY