Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Bác sĩ BV K: 9 dấu hiệu cảnh báo ung thư máu ở trẻ

Ung thư máu là bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em, chiếm 1/3 tổng số trường hợp mắc ung thư hàng năm ở trẻ em.

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư máu ở trẻ em có xu hướng tiến triển nhanh hơn sơ với người lớn.

Giống các bệnh ung thư khác, bác sĩ Nga nhấn mạnh kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Phát hiện bệnh ung thư máu ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.

Vì vậy, bác sĩ Nga cho biết cha mẹ cần nhớ kỹ dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư máu để có thể xác định được sớm. Dù bệnh không có dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, khi gặp 1 trong 9 dấu hiệu này cha mẹ cần chú ý

1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân

Trẻ có dấu hiệu sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; trẻ bị ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là vào ban đêm cha mẹ cần hết sức cảnh giác.

TS.BS Đỗ Huyền Nga, Phụ trách khoa Nội hệ tạo huyết

2. Xuất hiện các vết bầm tím trên da hoặc bị chảy máu mũi

Nếu trên người trẻ bỗng xuất hiện các vết bầm tím, hoặc vết ban đỏ không rõ nguyên nhân, hoặc trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên thì rất có thể đây chính là biểu hiện ung thư máu ở trẻ em. Hiện tượng này xảy ra do khả năng đông máu kém do số lượng bạch cầu tăng cao, chèn ép tiểu cầu và hồng cầu.

3. Trẻ bị thiếu máu da xanh xao

Ung thư máu khiến lượng bạch cầu tăng cao và hồng cầu suy giảm, mà hồng cầu lại có chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể, khi hồng cầu bị thiếu trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, da tái nhợt xanh xao, thở dốc,...

4. Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân

Khi mắc ung thư máu, các tế bào ung thư máu làm cho khu vực bụng của trẻ bị khó chịu, gây cảm giác chán ăn, khiến trẻ bị sụt cân, cơ thể yếu ớt.

1.Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân cần chú ý ung thư máu.

5. Trẻ bị khó thở

Sở dĩ trẻ mắc ung thư máu bị khó thở là bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh có thể tập trung ở quanh tuyến ức, gần khu vực cổ, khiến trẻ cảm thấy khó thở.

6. Trẻ hay bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng thường xuyên, dai dẳng là một trong những biểu hiện của ung thư máu. Biểu hiện của nhiễm trùng do ung thư máu là: ho, sốt, chảy nước mũi… và tình trạng này sẽ không hề thuyên giảm dù dùng Thu*c kháng sinh.

    Giáo sư dinh dưỡng tiết lộ công thức ăn thịt, cá, trứng theo cách điều độ, lành mạnh nhất

7. Đau bụng, trướng bụng

Bởi các tế bào bạch cầu phát triển mạnh và tích tụ trong các cơ quan nội tạng như gan, thận, lá lách… vì vậy khiến trẻ bị đau bụng, trướng bụng.

8. Hạch bạch huyết sưng to

Khi trẻ bị ung thư máu, các hạch bạch huyết ở khu vực cổ, dưới cánh tay, bẹn sẽ bị sưng to, cứng do tích tụ nhiều tế bào bạch cầu.

9. Đau nhức xương khớp

Máu thường được sản xuất trong tủy xương, nhưng khi bị ung thư máu, lượng hồng cầu bị suy giảm do bạch cầu tăng cao, sự tích tụ quá mức của bạch cầu sẽ chèn ép, tác động lên các mô xương gây đau nhức.

Điều trị bệnh ung thư máu là sự kết hợp phác đồ đa mô thức, các phương pháp điều trị như hóa trị, phẫu thuật . . . các bác sỹ cân nhắc tùy theo thể trạng sức khỏe, dạng bệnh và tuổi của trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%, so với trước đây chỉ đạt 50%-60%. Rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/bac-si-bv-k-9-dau-hieu-ung-thu-mau-o-tre-chi-gap-1-dau-hieu-da-can-chu-y-20200708145735362.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY