Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Bác sĩ choáng váng khi lấy dị vật trong bụng bé 5 tuổi gồm tóc, bông gòn và kim tuyến

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa phẫu thuật lấy thành công 2 khối bã thức ăn lớn rắn chắc tại dạ dày và ruột non của một bệnh nhi 5 tuổi ở Mạo Khê – Đông Triều – Quảng Ninh.

Điều đáng nói là khối cục bã thức ăn này bao gồm tóc, bông gòn, kim tuyến,…Theo lời kể của gia đình bệnh nhi, khoảng 6 tháng gần đây, bệnh nhi có biểu hiện ăn tóc của mình hoặc tóc búp bê. Gia đình đã phát hiện nhiều lần và thấy trẻ sau đó nôn, trong phân có tóc. Trước vào viện 1 ngày, mẹ có phát hiện trẻ ăn tóc búp bê và sau đó trẻ đau bụng nhiều, nôn. Gia đình đưa trẻ đến bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để khám. Trẻ nhập viện trong tình trạng đau bụng nhiều, sờ vùng thượng vị có khối rắn chắc.Tiến hành nội soi dạ dày của trẻ có thấy một khối cục bã thức ăn rắn chắc gồm tóc, bông gòn, kim tuyến và 1 số cục bã thức ăn khác.

Bác sĩ choáng váng khi phẫu thuật lấy khối bã thức ăn trong ruột bé 5 tuổi

Trong khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ thấy tại dạ dày có 1 khối bã thức ăn với kích thước 10x4cm, kiểm tra phần ruột non thì tiếp tục phát hiện 1 khối bã thức ăn nữa kích thước 5x4cm gây tắc ruột. Hai khối bã thức ăn trên đã được lấy bỏ. Sau phẫu thuật sức khỏe trẻ ổn định và đã có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Theo BSCKI. Bùi Văn Việt – Khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp bệnh viện cho biết, trường hợp của bệnh nhi vô tình nuốt phải các thì thường không khó để bắt gặp. Tuy nhiên đối với trường hợp bệnh nhi tự ăn tóc là rất hy hữu. Đối với các trường hợp này nếu không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây tắc, thủng ruột, viêm phúc mạc và có thể dẫn tới Tu vong.

Khối bã thức ăn thứ 2 gồm bông tai, kim tuyến và tóc trong bụng bé 5 tuổi

Cũng theo các bác sĩ bệnh viện cho biết các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tương tự như bệnh nhi P.V.N là việc xem quá nhiều, học theo những hướng dẫn trên mạng chưa có chọn lọc do trẻ nhỏ chưa thể nhận thức được và thứ hai là có thể do trẻ mắc hội chứng Rapunzel (hội chứng thích ăn tóc) gây ra. Vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc trẻ cùng với đó là giáo dục, hướng dẫn trẻ những thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những bất thường về sức khỏe liên quan đến tiêu hóa như: trẻ ăn uống kém, đau bụng, nôn, đi ngoài ra những bất thường…

Tiểu Nhị

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/-bac-si-choang-vang-khi-lay-di-vat-trong-bung-be-5-tuoi-gom-toc-bong-gon-va-kim-tuyen-n162480.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY