Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ gác cửa sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm

Hà Nội-Tiếp nhận đôi vợ chồng trở về từ tâm dịch có biểu hiện sốt, ho, bác sĩ Trọng yêu cầu khẩn trương xét nghiệm máu, test cúm... để sàng lọc.

Bác sĩ Trọng ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trong bộ quần áo bảo hộ, đeo kính mặt nạ, trước mặt là quyển số ghi chép bắt đầu điều tra dịch tễ hai bệnh nhân. Giọng to, rõ ràng, anh đặt câu hỏi: "Từ ngày về Việt Nam, hai người đã tiếp xúc với ai và đi những nơi nào?".

Người chồng cho biết anh từ Trung Quốc về được một tháng còn vợ từ Hàn Quốc về khoảng 20 ngày. Cả hai bị sốt, ho nên đến phòng khám sàng lọc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông để khám.

Nhận thấy cả hai đều đến từ tâm dịch, bác sĩ Trọng vẫn kiên nhẫn tiếp tục công việc để khoanh vùng cách ly, sàng lọc người bệnh. 

"Tôi không nghĩ họ mắc Covid-19 vì thời gian về nước của hai vợ chồng khá lâu", bác sĩ nói. "Song, tôi không cho phép mình chủ quan bởi cũng có nhiều người ủ bệnh trên 20 ngày". 

Anh cũng dặn dò nhân viên cẩn thận trong quá trình làm xét nghiệm cho cặp vợ chồng vừa có yếu tố dịch tễ vừa có biểu hiện lâm sàng, nguy cơ nhiễm cao hơn người bình thường. Hai bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm công thức máu, test cúm, test sốt xuất huyết đều âm tính, xét nhiễm trùng thì bạch cầu tăng cao.

Bác sĩ kết luận họ "sốt nhiễm trùng do vi khuẩn", hướng dẫn theo dõi cách ly tại nhà. Anh yêu cầu để lại số điện thoại để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe mỗi ngày. Một ngày sau, người vợ hết sốt. Sau đó, chồng cũng hồi phục hoàn toàn. "Tôi thở phào nhẹ nhõm", bác sĩ Trọng chia sẻ. 

"Những người nhiễm virus hoặc F1, F2 đã được khẳng định hoặc cách ly an toàn, còn tại phòng khám sàng lọc nhóm bệnh nhân ban đầu chưa rõ nên nguy cơ lây nhiễm rất lớn, bác sĩ phải luôn trong tư thế chủ động phòng ngừa", bác sĩ nói. 

Bác sĩ Vương Trương Trọng, 36 tuổi, Phó Trưởng khoa Các bệnh Nhiệt đới phụ trách phòng khám sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông từ ngày 3/2. Đây là nơi tiếp nhận bệnh nhân để sàng lọc, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19. Nếu bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ sẽ được chuyển vào trong khoa để cách ly và làm xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, nước tiểu, PCR...

Bác sĩ Vương Trương Trọng, Phó khoa Các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ảnh: Thùy An

Phòng khám sàng lọc bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được bố trí ngay cổng viện. Bệnh nhân đến vào thẳng phòng khám, giảm nguy cơ lây nhiễm cho khoa phòng khác. 

Tổng cộng 26 y bác sĩ, nhân viên y tế túc trực làm việc, trong đó bác sĩ Trọng là quản lý chính. Từ đầu mùa dịch, phòng khám đã tiếp nhận hơn hàng nghìn ca đến sàng lọc khi có biểu hiện sốt, ho hoặc đến từ vùng dịch. 

Quy trình làm việc bắt đầu từ việc tiếp đón bệnh nhân tại bàn tiếp đón. Sau đó, điều dưỡng sẽ phát khẩu trang, sát trùng tay khử khuẩn tại chỗ và sàng lọc ban đầu những câu hỏi đơn giản như bệnh nhân có triệu chứng gì, tiền sử đến, ở, đi về từ vùng dịch có hay không, sống cùng nhà với người nghi ngờ hay nhiễm bệnh, di chuyển phương tiện chung hay tiếp xúc nơi đông người...

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Hằng, 43 tuổi, cho biết: "Sàng lọc, cách ly càng sớm ngày nào, nguy cơ lây nhiễm giảm đi ngày đó, việc điều trị cũng hiệu quả hơn nếu phát hiện kịp thời". Điều dưỡng còn có trách nhiệm trấn an, động viên giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, hoang mang, khai báo trung thực.

Công việc sàng lọc diễn ra nhanh gọn để có thể phân luồng bệnh nhân sớm, tránh ùn tắc bệnh nhân tại cửa ra vào khu vực khám bệnh.

Bác sĩ Trọng (ngồi trái) đang điều tra dịch tễ kết hợp với điều dưỡng (đứng) đang đo nhiệt độ cho người bệnh. Ảnh: Thùy An

Bác sĩ cho biết, từ lúc phát hiện "bệnh nhân 17" Nguyễn Hồng Nhung hôm 6/3, lượt bệnh nhân đến khám đông hơn, có ngày lên đến 105 người. Từ ca trực 24/24h, bác sĩ chia nhỏ tua trực xuống 12 giờ một ngày để đảm bảo sức khỏe và phục vụ người bệnh tốt hơn.

Bác sĩ Trọng trở thành người "gác cửa" phòng khám, thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà. Ngoài công việc tiếp đón, sàng lọc ban đầu, anh còn bao quát công việc khác như quản lý nhân viên, họp ban chỉ đạo hay xử lý các ca khó có dịch tễ phức tạp...

"Giai đoạn này dịch bệnh diễn biến phức tạp, bệnh nhân nhiều hơn. Tôi cảm giác thời gian một ngày trôi đi nhanh hơn bình thường", anh nói. 

Bác sĩ Trọng tâm niệm, công việc của bác sĩ dự phòng "thầm lặng mà then chốt", nhất là với bệnh truyền nhiễm, lây lan nhanh như Covid-19. Đến nay, không chỉ nhân viên y tế mà sinh viên, bác sĩ về hưu đều sẵn sàng ra trận, đẩy lùi dịch bệnh. Anh may mắn khi được gia đình ủng hộ, động viên hoàn thành công việc. Họ hàng xung quanh cũng không ai kỳ thị khi biết anh là một bác sĩ truyền nhiễm đang ở tuyến đầu chống dịch. 

"Vài ngày trước, hai điều dưỡng Bạch Mai nhiễm bệnh, tiếp đó là bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện Nhiệt đới trung ương, tôi thấy rất buồn", bác sĩ Trọng nói. "Nhưng là một bác sĩ, chúng tôi luôn xác định mục đích quan trọng nhất vẫn là chăm sóc và điều trị bệnh nhân khỏi bệnh, kể cả nguy cơ nhiễm bệnh có cận kề".

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bac-si-gac-cua-sang-loc-benh-nhan-nghi-nhiem-4073440.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY