Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Bác sĩ khuyến cáo cách tăng cường dinh dưỡng để góp phần phòng chống dịch Covid-19

Trước diễn tiến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bác sĩ chuyên về dinh dưỡng cho rằng, cần tăng sức đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa tác nhân gây bệnh, virus xâm nhập cơ thể.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS.BS. Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn khuyến cáo, để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, mỗi người cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ chất đạm và các vi chất dinh dưỡng.

Đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

Theo bác sĩ Minh Hạnh, vitamin C có trong các loại trái cây họ cam quýt, kiwi, đu đủ chín, dâu tây, ớt ngọt, cà chua, bông cải xanh, khoai tây,….

Mỗi ngày nên ăn khoảng 300g rau xanh, 2-3 phần hoa quả tươi (một phần tương đương 1 trái cam cỡ vừa, hoặc 1 trái kiwi, 1 trái táo, 2-3 múi bưởi, 1 trái ổi, 1/2 trái bơ, 6 trái dâu tây, 1 ly đu đủ (xắt miếng)…) thì sẽ nhận đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể.

Ngoài ra, Bác sĩ Trần Thị Minh Hạnh cho rằng, cần phải có lối sống lành mạnh, sắp xếp khoa học giữa công việc, chơi thể thao, và nghỉ ngơi thư giãn sẽ là liều Thu*c bổ vô cùng quan trọng nhằm củng cố hệ thống miễn dịch.

Thường xuyên tập luyện thể thao, cải thiện môi trường sống,…cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Hạn chế các thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hay thức đêm, ăn uống thất thường.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh dưỡng –Tiết chế , bệnh viện Đại học Y Dược, ngoài việc bổ sung vitamin A, B, C, cần tăng cường dinh dưỡng để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Đồng thời, xây dựng bữa ăn hằng ngày đầy đủ chất bột đường, chất đạm, chất béo, ăn đa dạng, cân bằng các loại thực phẩm, bổ sung khoáng chất đầy đủ.

Những thực phẩm giàu vitamin E, C như thanh long, bưởi, cam, các loại rau màu xanh đậm, thực phẩm giàu vitamin D như sữa tách béo, trứng, hải sản sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế nhiễm khuẩn đường hô hấp, vitamin D có từ ánh nắng mặt trời rất tốt cho việc tăng cường kháng thể.

Bên cạnh đó, những thực phẩm chống oxy hóa như hạt hướng dương, hạt điều, óc chó, có nhiều chất kẽm sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt.

Hoặc các thực phẩm giúp kháng viêm tốt như hành, gừng, tỏi, sữa chua…Tất cả đều có ích cho việc tăng cường đề kháng cơ thể mùa dịch bệnh.

Điều quan trọng là, cần tránh nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh bằng cách tuân thủ theo đúng những khuyến cáo của bộ Y tế.

Bao gồm: Tránh tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay nhanh), không đưa tay bẩn lên mắt, môi, miệng...

Trường hợp có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt, khó thở thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị sớm.

Lành Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: PhapLuatNet (https://phapluatnet.vn/xem-an-choi/bac-si-khuyen-cao-cach-tang-cuong-dinh-duong-de-gop-phan-phong-chong-dich-covid-19-49530.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY