Dinh dưỡng hôm nay

Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn các mẹ nhìn vào điểm này là biết con bú no hay chưa

Hy vọng những hướng dẫn này sẽ giúp việc chăm sóc con nhỏ của các bố, mẹ dễ dàng hơn một chút.

Có lẽ công việc chăm sóc một em bé sơ sinh đầy thử thách, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Bởi trẻ sơ sinh thì không biết nói, mọi nhu cầu của trẻ chỉ được biểu đạt qua tiếng khóc, qua những dấu hiệu phi ngôn ngữ.

Thế nên, trong những tháng đầu tiên làm quen với nhau, hầu hết các mẹ đều bối rối khi phải dò dẫm học từng chút một từng dấu hiệu nhu cầu của con như: Tiếng khóc nào là con đang khó chịu, khóc như thế nào là con đang buồn ngủ, hay dấu hiệu nhận biết con đói, con no...

Như hiểu được nỗi khổ của các mẹ, trang Brightside đã tổng hợp một số lời khuyên của các bác sĩ dành cho các ông bố, bà mẹ mới lên chức. Hy vọng những hướng dẫn này sẽ giúp việc chăm sóc con của các bố mẹ sẽ nhẹ nhàng hơn một chút.

1. Dấu hiệu con đã no

Băn khoăn phổ biến của các mẹ nuôi con mới sinh là không biết khi nào con đã bú no. Các bác sĩ gợi ý, muốn biết con đã bú no hay chưa thì mẹ hãy nhìn vào má của bé. Thông thường khi đói, trẻ sẽ mút rất mạnh, điều này khiến cho hai má của bé bị lõm xuống. Vì vậy, khi con đã no thì hai má sẽ ở vị trí như bình thường. Bên cạnh đó, khi đã no, trẻ thường tự động nhả núm vú ra.

2. Phân biệt tiếng khóc của con

Tiến sĩ Harvey Karp, bác sĩ nhi khoa ở Los Angeles nói: "Các em bé giống như chuông báo cháy: Bạn không thể biết tiếng chuông nào là do mình đã nướng bánh mì khét và tiếng chuông nào là nhà đang bị cháy". Nhưng rõ ràng, một em bé sơ sinh có thể có tới 6 kiểu khóc khác nhau và mỗi loại có một ý nghĩa riêng.

- Khóc "neh" nghĩa là "Con đang đói".
- Khóc "owh" nghĩa là "Con đang buồn ngủ".
- Khóc "heh" nghĩa là "Con đang khó chịu".
- Khóc "eairh" (eh-urr) nghĩa là "Con đang đầy hơi".
- Khóc "eh" nghĩa là "Con cần ợ".

Phân biệt được từng tiếng khóc của con là mẹ đã có thể biết con đang muốn gì và việc chăm sóc con cũng nhẹ đi một chút.

3. Cho con nằm ngửa khi ngủ

Theo lời khuyên của Tiến sĩ Eve Colson, giáo sư nhi khoa công tác tại trường Đại học Yale (Mỹ), bố mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa khi ngủ và phải đảm bảo xung quanh khu vực ngủ của con không có chăn, đồ chơi hay thú nhồi bông. Vì những thứ này có thể khiến trẻ bị ngạt thở.

4. Nhận biết con đói

Thông thường, các em bé sẽ thông báo cho mẹ biết là mình đã đói bằng các dấu hiệu trước khi bắt đầu khóc đòi ăn, như: Đưa tay vào miệng ngậm, quay đầu qua cọ vào ngực mẹ, lè lưỡi liếm môi, chóp chép miệng. Khi mẹ thấy con đã có những dấu hiệu này thì nên cho con bú trước khi con khóc vì quá đói.

5. Đọc sách thay cho hát ru

Hát ru là phương pháp mà các mẹ thường hay sử dụng khi dỗ con ngủ. Đây là một cách rất hiệu quả để xoa dịu và đưa trẻ vào giấc ngủ nhanh nhất.

Ngoài ra, Tiến sĩ Erin Leichman, nhà tâm lý học nghiên cứu cao cấp tại Đại học Saint Joseph ở Philadelphia (Mỹ) cũng đưa ra lời khuyên là bố mẹ có thể đọc sách cho con nghe thay cho hát ru. Việc này không chỉ giúp não con được tĩnh trước giờ đi ngủ mà còn giúp trẻ tiếp thu ngôn từ nhanh nhất.

6. Dỗ con nín khóc

Bác sĩ nhi khoa người Mỹ, Robert Hamilton bỗng trở nên nổi tiếng khi đoạn video hướng dẫn về cách dỗ em bé sơ sinh nín khóc của ông đã thu hút được hơn 41 triệu lượt xem trên youtube. Kỹ thuật này vô cùng đơn giản, chỉ gồm có 4 bước:

- Bước 1: Gập hai cánh tay bé khoanh ngang ngực của bé.
- Bước 2: Tay trái của mẹ ôm gọn hai tay của con trong lòng bàn tay và đỡ nhẹ cổ bé.
- Bước 3: Tay phải luồn giữa hai chân của bé, đỡ lấy phần mông.
- Bước 4: Nâng phần thân trên của bé lên cao một góc 45 độ và lắc lư nhè nhẹ.

"Phương pháp này có tác dụng khiến trẻ sơ sinh nín khóc gần như lập tức", bác sĩ Robert nói.

H.H (Nguồn: Brightside)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/bac-si-nhi-khoa-huong-dan-cac-me-nhin-vao-diem-nay-la-biet-con-bu-no-hay-chua-22202016417182006.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ tôi bị bệnh bạch cầu tủy, mới phát hiện bạch cầu và tiểu cầu tăng cao, như vậy có nguy hiểm không?
  • Trầm cảm nếu không được điều trị có thể phá hủy mối quan hệ mẹ - con, tai hại hơn nữa, nếu nặng người mẹ sẽ có nhận thức không đúng về con, phát sinh những ý nghĩ tiêu cực.
  • Tôi và em có một sợi dây vô hình kết nối với nhau hơn 5 năm. Tôi không chỉ dùng Thu*c mà còn dùng tình cảm của một người thầy Thu*c để hóa giải dần chứng bệnh của em.
  • BS Phan Văn Hoàng, khoa cấp cứu BV Bình Dân (TPHCM) cho biết: Cuối tuần qua, khoa đã xử lý một trường hợp bị sỏi kẹt niệu đạo bằng cách cho bệnh nhân tiểu ra sỏi.
  • Sỏi thận được hình thành do sự rối loạn ngăn chặn các chất khoáng trong nước tiểu làm các tinh thể lắng đọng trong thận, gặp một số điều kiện thuận lợi dần dần tạo thành sỏi.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY