Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Có nên cạo gió khi bị cảm cúm?

(HNMCT) - Hỏi: Mỗi lần bị cảm cúm, trúng gió, tôi thường sử dụng phương pháp cạo gió bằng đồng bạc trắng. Cạo gió xong tôi thấy sức khỏe được cải thiện, cơn cảm cúm cũng qua nhanh. Tuy nhiên, gần đây tôi nghe thông tin rằng, việc cạo gió không đúng phương pháp rất nguy hiểm. Xin hỏi bác sĩ, khi cạo gió cần lưu ý những điểm gì?

(hnmct) - hỏi: mỗi lần bị cảm cúm, trúng gió, tôi thường sử dụng phương pháp cạo gió bằng đồng bạc trắng. cạo gió xong tôi thấy sức khỏe được cải thiện, cơn cảm cúm cũng qua nhanh. tuy nhiên, gần đây tôi nghe thông tin rằng, việc cạo gió không đúng phương pháp rất nguy hiểm. xin hỏi bác sĩ, khi cạo gió cần lưu ý những điểm gì? trần minh quân (kim mã, hà nội)

Đáp: Theo y học dân gian thì cạo gió, đánh cảm là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Có rất nhiều phương pháp đánh cảm.

Tùy theo điều kiện và tình trạng bệnh mà chọn đánh cảm bằng đồng bạc cộng trứng gà, gừng tươi với rượu, dầu gió, thìa bạc hay sừng trâu... Thậm chí, có thể đánh gió bằng tay nếu thông thạo Đông y.

Tuy nhiên, đánh cảm bằng nguyên liệu gì không quan trọng bằng đánh đúng cách.

Lưu ý khi đánh cảm là người bệnh cần được nằm thẳng, ngay ngắn, nằm nơi kín gió, dụng cụ cạo gió phải được sát trùng.

Phải lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác, cạo khắp nơi trên cơ thể: Cổ, gáy, trán, trên đầu, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài 2 cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, mông, bên trong và ngoài đùi, chân, bắp vế, mu bàn chân, ngón chân.

Cạo chậm rãi, có thể kéo đường càng dài càng tốt. Thời gian cạo mỗi vùng từ 2 - 3 phút là da ửng đỏ.

Không nên cạo gió quá lâu, không nên sử dụng lực quá mạnh để tránh gây xước da hoặc xuất huyết. Nếu cạo gió đúng cách thì sẽ không bị đau, cạo xong sẽ có cảm giác thoải mái. Còn nếu khi cạo xong mà người bệnh thấy đau ở nơi bị cạo, trong người có cảm giác bứt rứt khó chịu thì đó là do cạo chưa đúng vị trí, làm bệnh nhân hao phí khí huyết và không tạo ra hiệu quả. Khi đồng bạc bị đen, chúng ta có thể bỏ vào chén, bên dưới lót miếng giấy bạc rồi đổ nước sôi lên, đồng bạc sẽ trắng trở lại và có thể dùng lần sau.

Cạo gió được sử dụng phổ biến để trị các chứng bệnh cảm cúm, đau nhức cơ thể, đau đầu. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng cách này, không cẩn thận sẽ gây hậu quả khó lường.

Trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, người sốt cao, bị bệnh ngoài da... tuyệt đối không đánh cảm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1027194/bac-si-tai-nha-co-nen-cao-gio-khi-bi-cam-cum)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bệnh cảm cúm theo mùa do virut gây ra. Bệnh thường lành tính và tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới các biến chứng nguy hiểm nếu cơ địa bệnh nhân yếu như viêm phổi, viêm tai xương chũm..., nhất là ở trẻ em và người cao tuổi.
  • Thời tiết giao mùa là cơ hội cho các bệnh nhiễm virut và cảm sốt ở trẻ em phát triển. Các bà mẹ lại thường rất lo lắng khi trẻ (nhất là trẻ dưới 4 tuổi) có biểu hiện ho, cảm sốt.
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY