Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?

(HNMCT) - Hỏi: Cháu tôi 18 tháng tuổi, có hiện tượng vàng da, có lẽ do thời gian qua gia đình lo cháu bị thiếu vitamin A nên cho cháu ăn nhiều rau củ quả màu vàng để bổ sung vitamin. Xin hỏi bác sĩ, có phải cháu bị vàng da do thừa vitamin A hay không, điều này có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của cháu?

(HNMCT) - Hỏi: Cháu tôi 18 tháng tuổi, có hiện tượng vàng da, có lẽ do thời gian qua gia đình lo cháu bị thiếu vitamin A nên cho cháu ăn nhiều rau củ quả màu vàng để bổ sung vitamin. Xin hỏi bác sĩ, có phải cháu bị vàng da do thừa vitamin A hay không, điều này có gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của cháu? - Nguyễn Quang Huy (phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Đáp: Theo lời kể của bác, trẻ có vẻ ăn quá nhiều các loại rau củ chứa beta carotene trong thời gian vừa qua. Như thế thì sẽ dẫn đến việc dư thừa beta carotene, cơ thể không kịp đào thải hết nên gây vàng da.

Beta carotene là tiền chất vitamin A, có nhiều trong rau củ, trái cây màu đỏ, cam, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua, củ dền, gấc, xoài, đu đủ... Những củ quả này là thức ăn bổ dưỡng, dễ tìm mua, dễ chế biến.

Những trẻ bị vàng da nếu xét nghiệm chức năng gan bình thường thì là do thừa beta caroten, khi đó chỉ cần ngừng ăn các thực phẩm trên một thời gian thì da sẽ hết vàng, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Để tránh tình trạng vàng da do thừa vitamin A, các bậc phụ huynh lưu ý: Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng. Ví dụ, trẻ dưới 2 tuổi thì một ngày chỉ ăn khoảng 30 - 50g cà rốt, bí đỏ, không quá 100g đu đủ và không quá 5ml dầu gấc mỗi ngày. Một tuần cũng chỉ nên ăn 2 - 3 lần các thực phẩm trên. Không nên ăn liên tục, và khi ăn cũng chỉ ăn một loại thực phẩm trên mà không ăn đồng thời cả bí đỏ, cà rốt, dầu gấc... trong cùng 1 ngày.

Về thời gian ăn thì không hạn chế vì đây là thực phẩm có thể ăn suốt cả cuộc đời, miễn sao không ăn nhiều quá trong một ngày, và không ăn liên tục mà cần ngắt quãng. Nếu thấy có dấu hiệu vàng da thì nên dừng lại các loại thực phẩm này, khi hết vàng da có thể ăn tiếp nhưng ăn ít đi.

Trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây là điều tốt, nhưng nên ăn đa dạng vì mỗi loại rau củ, trái cây đều chứa những vitamin khác nhau. Để phát triển tốt, ngoài các loại rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, gia đình hãy cân đối thêm khẩu phần rau xanh và các loại trái cây khác cho trẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà(Bệnh viện Nhi Trung ương)

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1033607/bac-si-tai-nha-tre-bi-vang-da-co-nguy-hiem)

Tin cùng nội dung

  • Vàng da là một căn bệnh dễ gặp ở trẻ sơ sinh, trong hầu hết trường hợp bệnh vàng da không có gì phải lo lắng, bệnh sẽ hết khi gan bé hoạt động bình thường trở lại.
  • Tự nhiên luôn là nguồn dinh dưỡng an lành và tốt nhất cho sự phát triển của bé. Đây cũng là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học trên thế giới không ngừng nghiên cứu, cải tiến các công thức dinh dưỡng.
  • 87 người tại Kon Tum xuất hiện triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt..., bệnh lây lan nhanh. Ban đầu ngành y tế cho rằng họ bị bệnh viêm gan cấp, song chỉ có 8 trong số 63 mẫu được xác định viêm gan cấp tuýp A.
  • Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) vừa có văn bản khẳng định bệnh vàng da ở Kon Tum không phải bệnh lạ, mà là ổ dịch viêm gan virus A - bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa.
  • Màu sắc của phân và nước tiểu bình thường, có hoàng đảm nhẹ, tăng bilirubin gián tiếp trong máu nhưng không có bilirubin trong nước tiểu và lách to
  • Vàng da có thể do tăng quá nhiều sắc tố mật trực tiếp (như tan máu), do bệnh lý ở gan hoặc do tắc nghẽn đường dẫn mật...
  • Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: tiết ra dịch mật, giúp tiêu hóa thức ăn, thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể, dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.
  • Hội chứng Gilbert là một bệnh di truyền phổ biến, làm tăng lượng bilirubin gián tiếp trong máu, gây vàng da. Bệnh xảy ra ở mọi dân tộc trên thế giới.
  • Có nhiều nguyên nhân gây vàng da. Có nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có khi vàng da là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng.
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY