Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt

Theo Đông y, rễ bạch đồng nữ có vị ngọt nhạt, tính mát, vào hai kinh: tâm và tỳ. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, khu phong trừ thấp, điều hoà thể dịch.

Bạch đồng nữ còn gọi mò hoa trắng, mò trắng, bấn trắng… Tên khoa học: họ Cỏ roi ngựa: Verbenaceae. Loài Clerodendrum có hoa màu đỏ: Clerodendrum squamatum Vahl, gọi là xích đồng nam; hình thái rất giống bạch đồng nữ nhưng có hoa màu đỏ, quả màu lam đen. Loài Clerodendrum paniculatum L, gọi là ngọc nữ đỏ hay mò mâm xôi; rất giống cây xích đồng nam nhưng lá chia 3 - 7 thuỳ, thường là 5 thuỳ. Các cây này có cùng công dụng nhưng ít được sử dụng hơn loài hoa trắng, mọc hoang ở nhiều nơi, ở vùng núi lẫn đồng bằng. Bộ phận dùng: lá; có thể dùng rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô.

Bạch đồng nữ có chứa flavonoid, tanin, cumarrin, acid nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl. Theo Đông y, rễ bạch đồng nữ có vị ngọt nhạt, tính mát, vào hai kinh: tâm và tỳ. Tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, khu phong trừ thấp, điều hoà thể dịch. Ngoài ra, còn có tác dụng hạ huyết áp nhưng kết quả chậm; sau 4 - 5 tuần tác dụng thấy rõ rệt; tác dụng giảm đau thấy rõ sau 1 - 2 tuần: người dễ chịu, các chứng đau đầu, hoa mắt và mất ngủ hết dần; làm long đờm dãi, làm mát máu và cầm máu. Bạch đồng nữ dùng chữa bệnh bạch đới, viêm loét tử cung, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, viêm mật vàng da, sốt, gân xương đau nhức, đau mỏi lưng và tăng huyết áp.


Bạch đồng nữ trị bạch đới, rối loạn kinh nguyệt.

Liều dùng và cách dùng: 12-30g ở dạng Thu*c sắc.

Một số công dụng trị bệnh của bạch đồng nữ:

Thu*c điều kinh:

Bài 1: bạch đồng nữ 16g, ích mẫu 40g, hương phụ tứ chế 15g, đậu đen 10g, nghệ vàng 2g, ngải cứu 2g. Sắc uống, ngày uống 1 thang.

Bài 2: Cao hương ngải (hay HA1): bạch đồng nữ 2g, ngải cứu 2g, ích mẫu 2g, hương phụ 2g. Sắc 3 lần, cô nước sắc đến 20ml, cho đường đủ ngọt, đóng ống 10ml, hàn kính và hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ). Ngày uống 3-6 ống, thời gian uống: 3 tháng. Thu*c chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, khó sinh nở và khí hư bạch đới. Đơn Thu*c này cũng chữa cao huyết áp, ngày 2-3 ống. Có thể sử dụng đơn Thu*c này với mỗi vị dược liệu từ 4-6g để sắc uống trong ngày.

Làm rụng các hoại tử của vết bỏng:

Cành, lá bạch đồng nữ tươi 1kg, sắc với 10l nước, đun sôi 30 phút, lọc lấy nước. Nhỏ giọt liên tục lên vết thương hoặc ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ.

Trị thấp khớp (sưng, nóng, đỏ, đau): bạch đồng nữ 80g, dây gắm 12g, tầm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn răng cưa 8g, đơn mặt trời 8g, cà gai leo 8g, tang chi 8g. Sắc uống.

Trị vàng da và niêm mạc: rễ bạch đồng nữ hoặc xích đông nam 80 - 100g. Sắc uống.

Trong y học dân gian Nepan dùng nước ép lá, ngọn non hoặc rễ tươi để trị giun sán, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, uống liền trong 4 ngày hoặc ngày uống 2 thìa nước ép lá, uống đến khi ra giun. Y học dân gian Ấn Độ có bào chế Thu*c nhão từ lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi để trị đau dạ dày đầy hơi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê, uống cho đến khi khỏi.

BS. Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bach-dong-nu-tri-bach-doi-roi-loan-kinh-nguyet-n136343.html)
Từ khóa: kinh nguyệt

Tin cùng nội dung

  • Cháu không ăn được cơm nữa toàn ăn cháo, khi ăn thấy đầy chướng bụng, bị đưa hơi lên cổ rất khó chịu, nếu ợ hơi được thì đỡ hơn.
  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY