Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bài học về chi phí điều trị Covid-19

Bệnh nhân nghèo sẽ ngại ngần khám chữa nếu phải trả viện phí cao, khiến bệnh không được phát hiện và dịch phát tán nghiêm trọng.

Italy ghi nhận 10.000 ca bệnh, vượt qua Hàn Quốc, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai sau Trung Quốc. Mỹ báo cáo thêm nhiều ca nhiễm mới sau khi chính sách về điều kiện được xét nghiệm có sự thay đổi.

Ở Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, Covid-19 đang suy yếu. Số ca nhiễm mới mỗi ngày một thấp. Bài học quan trọng trong thành quả dập dịch của Trung Quốc là 

Một xét nghiệm nCoV chi phí khoảng 370 nhân dân tệ (53 USD) tại Trung Quốc. Ở thành phố Thâm Quyến, chi phí điều trị trung bình từ 23.000 nhân dân tệ cho bệnh nhân cao tuổi đến khoảng 5.600 nhân dân tệ cho người trẻ hơn, theo báo cáo trên tạp chí Chinese Hospital Management ngày 28/2.

Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ tại bệnh viện dã chiến Vũ Hán. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Một số phương pháp điều trị như hô hấp màng ngoài cơ thể (giúp cung cấp oxy vào máu của bệnh nhân trong một thời gian nhất định) rất tốn kém đều được chính phủ chi trả. Trung Quốc đã chi khoảng 110 tỷ nhân dân tệ phục vụ cho việc điều trị, hỗ trợ đội ngũ nhân lực và thiết bị y tế.

Khi Mỹ ghi nhận 25 ca Tu vong trong số 696 bệnh nhân, người dân bắt đầu lo lắng về chi phí xét nghiệm.

Chính phủ Mỹ không thu phí xét nghiệm nCoV tại những nơi được chỉ định. Song một lần đi khám kéo theo nhiều loại chi phí khác, có thể lên tới 3.200 USD. Nhóm vận động hành lang về bảo hiểm của Mỹ cho biết mỗi cá nhân cần kiểm tra kỹ với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm của họ để biết mức chi trả liên quan đến Covid-19.

Tính đến ngày 9/3, có 1.707 người được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xét nghiệm. Con số thực tế có thể lớn hơn do các xét nghiệm thực hiện ở phòng lab cấp dưới, tuy nhiên vẫn là không đủ. Một nghiên cứu của Cedars-Sinai ước tính đến ngày 1/3 có từ 1.000 đến  9500 người Mỹ nhiễm virus.

Tháng 1, Hàn Quốc tuyên bố rằng chính phủ và các công ty bảo hiểm chi trả khoản phí liên quan đến việc khám, cách ly và điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Nước này cũng tăng cường các trung tâm cung cấp dịch vụ xét nghiệm nhanh và thực hiện khoảng 15.000 xét nghiệm mỗi ngày.

Tháng 2, Nhật Bản xác định Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ có trách nhiệm chi trả viện phí liên quan tới các ca lây nhiễm trong nước.

Tại Anh, khoảng 18.000 người đã được xét nghiệm miễn phí kể từ tháng trước và 373 người được chẩn đoán dương tính.

Giáo sư Dirk Pfeiffer, người đứng đầu One Health tại Trường Thú y và Khoa học Tự nhiên Jockey Club cho biết tiền xét nghiệm hoặc khám chữa sẽ cản trở những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.

"Rõ ràng, ở những nơi bạn phải trả tiền cho dịch vụ y tế, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, thậm chí là nặng ở nhóm thu nhập thấp sẽ ngần ngại đến cơ sở y tế. Tình trạng này sẽ làm dịch bệnh phát tán", giáo sư Pfeiffer nói.

Người dân Hong Kong đeo khẩu trang đi làm vào giờ cao điểm để phòng tránh dịch Covid-19. Ảnh: SCMP

Nhưng ông cũng cho rằng việc xét nghiệm tích cực là không khả thi với hầu hết quốc gia và việc hạn chế tiếp xúc đông người sẽ tiếp tục là biện pháp giảm thiểu rủi ro cốt yếu.

Giáo sư Pfeiffer nói rằng trong các nước dân chủ phương Tây, việc hạn chế tiếp xúc đông người chủ yếu dựa trên sự tuân thủ tự nguyện. Trái ngược với Trung Quốc, nơi việc xét nghiệm là bắt buộc, tuân theo các quy định kiểm soát bệnh truyền nhiễm quốc gia.

"Hệ quả của sự khác biệt này là ở các quốc gia chỉ tự nguyện hạn chế tiếp xúc đông người, dịch bệnh sẽ kéo dài hơn", ông nói.

Ni Feng, giám đốc Viện nghiên cứu về Mỹ thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Mỹ có các điều kiện khác nhau dẫn tới việc sử dụng chiến lược khác nhau. Thành công của đại lục trong việc kiểm soát dịch bệnh có thể là cơ hội tốt để cả hai nước cùng hợp tác.

"Đây là vấn đề ít nhạy cảm nhất. Có rất nhiều lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác. Chúng ta đã chứng kiến sự hợp tác vững chắc trong quá khứ với dịch SARS, H5N1 và H7N9, nhưng chưa phải lần này", ông Ni cho biết.

Linh Phan (Theo SCMP)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bai-hoc-ve-chi-phi-dieu-tri-covid-19-4068261.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY