Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc cho trẻ chậm lớn do nội nhiệt

Theo y học cổ truyền, chứng nội nhiệt còn gọi lý nhiệt, biểu hiện nóng trong, miệng khô khát, táo bón, tiểu vàng, đỏ, sắc mặt hồng...
Theo y học cổ truyền, chứng nội nhiệt còn gọi lý nhiệt, biểu hiện nóng trong, miệng khô khát, táo bón, tiểu vàng, đỏ, sắc mặt hồng, môi đỏ, nóng bứt rứt, khó ngủ, ho khan, gầy gò. Nguyên nhân phần nhiều do thể chất vốn âm hư lại hay ăn chất bổ béo, khô mặn nóng quá, cũng có khi do cảm sốt không trị mà sinh nội nhiệt.

Trẻ mắc chứng này nếu không điều trị, lâu ngày tân dịch càng tiêu hao khiến trẻ khó lên cân, ảnh hưởng đến phát triển thể lực. Sau đây là một số bài Thuốc chữa trị chứng này.

Trẻ nội nhiệt sau ngoại cảm, hết sốt mà nóng trong: Phép trị: thanh nhiệt sinh tân, giải nhiệt tà. Dùng bài Bạch hổ gia nhân sâm thang gia giảm: thạch cao 8g, tri mẫu 6g, cam thảo 4g, gạo tẻ 40g, nhân sâm 6g, mạch môn 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn. Công dụng: thanh nhiệt sinh tân; trị ngoại cảm, lý nhiệt thịnh, khí âm hư tổn.

Trẻ nội nhiệt có ho khan, đờm vàng: Phép trị dưỡng âm nhuận phế. Dùng bài Sa sâm mạch đông thang gia giảm: sa sâm 6g, bạch biển đậu 6g, mạch môn 6g, lá dâu 6g, ngọc trúc 6g, chích thảo 4g, thiên hoa phấn 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn. Công dụng: thanh dưỡng phế âm, sinh tân nhuận táo, dưỡng âm.

Trẻ nội nhiệt bứt rứt khó ngủ: Dùng bài Đạo xích thanh tâm thang: lá tre 12g, đăng tâm 4g, đơn bì 6g, liên tâm 4g, mạch môn 6g, mộc thông 6g, phục thần 6g, sinh địa 12g, ích trí nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn. Công dụng: bổ âm dưỡng tâm, thanh nhiệt, an thần.

Trẻ nội nhiệt, hay nổi mụn nhọt: Phép trị dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng bài Thanh nhiệt cứu âm tiễn gia giảm: sinh địa 4g, tri mẫu 4g, thạch cao 4g, thiên hoa phấn 4g, mạch môn 4g, huyền sâm 4g, xích thược 12g, đơn bì 4g, kim ngân 4g, liên kiều 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi hoặc hơn. Công dụng: thanh nhiệt nhuận tràng thông tiện, sinh tân...

Nếu trẻ nội nhiệt hay đi tiểu vàng, đỏ: Phép trị: tư âm, thanh thấp nhiệt... Dùng bài Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 8g, hoài sơn 8g, đơn bì 6g, sơn thù 4g, phục linh 4g, trạch tả 4g, tri mẫu 4g, mạch môn 4g, hoàng bá 4g. Cách dùng làm hoàn hoặc sắc uống. Tác dụng: Tư âm bổ thận thanh thấp nhiệt... chủ trị thận âm bất túc, gầy nóng khó lên cân, ra mồ hôi trộm, tiểu vàng, tiểu đỏ, chậm biết đi, biết nói.

Nếu trẻ nội nhiệt, ăn kém, tiêu chảy lâu ngày: Phép trị: kiện tỳ dưỡng vị âm. Dùng bài Sâm linh bạch truật tán gia giảm: đảng sâm 6g, bạch truật 4g, phục linh 6g, bạch biển đậu 6g, ý dĩ 6g, hoài sơn 6g, cát cánh 4g, cam thảo 2g, liên nhục 4g, trần bì 4g, hoàng cầm 4g, mạch môn 4g. Các vị tán nhỏ, mỗi lần uống 4g hoặc sắc uống. Trẻ lớn, có thể tăng liều gấp đôi hoặc hơn. Công dụng: trị chứng tỳ phế âm hư ăn kém, rối loạn tiêu hóa, ho khan lâu ngày mà âm huyết hư.

Lương y Phan Thị Thạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-cho-tre-cham-lon-do-noi-nhiet-n107061.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp. Nhiều NCT than phiền mệt mỏi, không thèm ăn, không muốn ăn.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa có nguy cơ hình thành sỏi cholesterol trong đường mật, túi mật.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Thiên hoa phấn là tên dược liệu (Thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY