Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Bài Thuốc chữa chứng tai ù, tai điếc Y học cổ truyền

Chứng khí bế là các chứng trạng nguy cấp, xuất hiện khi tà khí thịnh (trúng phong), làm khí trong cơ thể bị nghịch loạn, âm dương xung đột lẫn nhau...
Chứng khí bế là các chứng trạng nguy cấp, xuất hiện khi tà khí thịnh (trúng phong), làm khí trong cơ thể bị nghịch loạn, âm dương xung đột lẫn nhau, dẫn đến chín khiếu bị bế tắc không thông. Vì phong, hỏa, đờm của tà khí vít lấp thanh khiếu, bệnh thuộc loại thực chứng.

Biểu biện: Bệnh nhân đột ngột hôn mê, tai điếc mặt đỏ, thần trí không yên, vật vã, khó thở, cổ họng đờm khò khè, hai hàm răng nghiến chặt, hai tay nắm chặt, đại tiện táo bón, tiểu tiện không thông, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác có khi trầm hoạt.

Phương pháp điều trị: phải khai khiếu khơi thông bế tắc, thông kinh hoạt lạc. Dưới đây là một số bài Thuốc tùy theo từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết:

Biểu hiện: Lúc đầu tai ù sau đó điếc dần có khi đau đầu, hoa mắt, miệng đắng tâm phiền, ngực đầy khó chịu, đại tiện táo bón, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

Điều trị: Thanh can tiết nhiệt hóa đờm khái bế.

bài Thuốc: Long đởm tả can thang: long đởm thảo 12g, trạch tả (sao muối) 12g, sinh địa 12g, sài hồ 4g, xa tiền tử 12g, đương quy 8g, mộc thông 12g. Ngày một thang, sắc uống 3 lần.

Mời độc giả đón đọc phần 2:"bài Thuốc hay chứng đại tiện bí kết" vào lúc 15h ngày 30/6/2015

TTND. BS. Nguyễn Xuân Hướng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-chung-tai-u-tai-diec-y-hoc-co-truyen-15058.html)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY