Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa đau lưng

Đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống, thuộc phạm vi chứng tý. Xin giới thiệu một số phương Thuốc chữa trị theo từng thể.
đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống, thuộc phạm vi chứng tý. Thường chia làm 2 loại chính: cấp và mạn. đau lưng cấp thường do bị lạnh gây co cứng các cơ ở sống lưng; dây chằng cột sống bị viêm, phù nề chèn ép vào thần kinh; khi vác nặng sai tư thế sang chấn vùng sống lưng. đau lưng mạn thường do viêm xương cột sống, thoái hóa cột sống, lao, ung thư, đau các nội tạng ở ngực, bụng, lan tỏa ra sau lưng, đau lưng cơ năng do suy nhược thần kinh. Xin giới thiệu một số phương Thuốc chữa trị theo từng thể.

đau lưng cấp do hàn thấp: Người bệnh thấy lưng đau nhẹ rồi nặng dần, co cứng các cơ, kinh lạc, gây bế tắc vận hành kinh khí, thay đổi tư thế vẫn không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, không cúi được, ho, trở mình càng đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch trầm huyền. Phép chữa: khu phong tán hàn trừ thấp. Dùng một trong các bài:

Bài 1: quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 16g, kê huyết đằng 16g, trần bì 6g, cỏ xước 12g, rễ cành cây xấu hổ 16g. Sắc uống.

Bài 2: đảng sâm 8g, phục linh 8g, bạch thược 8g, cam thảo 2g, sinh địa 12g, xuyên khung 4g, đương quy 8g, đỗ trọng 8g, độc hoạt 4g, ngưu tất 4g, phòng phong 4g, quế tâm 2g, tang ký sinh 4g, tần giao 4g, tế tân 2g. Sắc uống.

đau lưng cấp do thấp nhiệt: Người bệnh đau vùng hông và lưng, cảm giác nóng, tiểu ít nước tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Phép chữa là thanh nhiệt hóa thấp. Dùng bài: hoàng bá 40g, khương hoạt 40g. Tất cả tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g, uống với nước gừng.

đau lưng do thận dương suy: Người bệnh đau âm ỉ, liên miên, khi vận động thì đau tăng dần, bụng dưới co cứng, mặt nhợt nhạt, gối mỏi, chân tay lạnh không có sức, mạch trầm tế. Phép chữa là bổ thận trợ dương. Dùng bài: nhân sâm 8g, hoài sơn 16g, thục địa 32g, đỗ trọng 12g, kỷ tử 8g, nhục quế 4g, phụ tử chế 2g, thù du 8g, cam thảo 4g. Các vị sao giòn tán bột, hòa mật ong làm viên (vị thục địa để riêng chưng thành cao rồi cho vào cùng mật ong tán bột làm viên). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.

đau lưng do thận âm hư: Người bệnh bứt rứt khó ngủ, miệng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng bài: thục địa 32g, phục linh 12g, hoài sơn 12g, kỷ tử 8g, ngô thù 8g, cam thảo 4g. Các vị sao giòn tán mịn, trộn mật ong làm viên. Ngày uống 3 lần mỗi lần 20g.

đau lưng do lao động nặng nhọc, quá sức: Vùng đau cố định, đau như dùi đâm, ấn vào càng đau hơn, chất lưỡi tối có điểm xuất huyết, mạch tế sác. Dùng bài: đương quy 12g, đào nhân 12g, địa long 6g, hồng hoa 12g, hương phụ 12g, khương hoạt 12g, ngũ linh chi 12g, ngưu tất 12g, tần giao 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Kết hợp dùng muối rang nóng chườm chỗ lưng đau. Hoặc dùng lá ngải cứu tẩm rượu sao đắp ấm tại chỗ.

Trong thời gian uống Thuốc nên kết hợp ăn cháo và canh Thuốc sau để tăng hiệu quả điều trị:

Cháo hạt dẻ gạo nếp: hạt dẻ nghiền thành bột 30g, gạo nếp 50g. Gạo vo sạch cùng bột hạt dẻ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, khi thấy cháo có váng là được. Ngày ăn 2 lần lúc nóng. Công hiệu: mát thận chữa thận hư suy gây đau lưng.

Canh xương dê, hạch đào: xương dê 300g, hạch đào nhân (quả óc chó) 50g. Xương dê rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ hầm trong 2 giờ rồi cho hạch đào nhân vào, đun tiếp tới chín nhừ là được. Ăn thịt, hạch đào và uống canh. Công hiệu: mạnh gân cốt, trị lưng gối đau mỏi, chân mềm yếu.

Canh cật lợn nấu tục đoạn, cẩu tích: cật lợn 2 quả, cẩu tích 20g, tục đoạn 10g. Cẩu tích rửa sạch cắt từng đoạn thái lát, cật lợn bổ đôi, bỏ màng hôi rửa sạch. Cho 3 thứ vào nồi, nước vừa đủ, hầm 30 phút là được. Ngày 1 lần, ăn cật uống canh. Công hiệu: bổ gan thận, hết đau lưng mạnh chân gối.

Lương y Nguyễn Văn Đồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-dau-lung-n77079.html)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY