Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa đau nhức đầu

Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm)...
Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo YHCT, nếu đau đầu đột ngột và kéo dài vài ngày là do ngoại cảm; nếu lúc đau lúc không và đau âm ỉ là nội thương, vì vậy phải kết hợp với triệu chứng toàn thân thì chẩn đoán mới được chính xác.

Nhức đầu do ngoại cảm được chia làm hai loại: do ngoại cảm phong hàn và phong nhiệt. Sau đây là một số bài Thuốc trị.

đau nhức đầu do ngoại cảm phong hàn: Người bệnh thường đau đầu, sợ lạnh, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn. Phép chữa là sơ phong tán hàn. Dùng một trong các bài Thuốc:

Bài 1: tử tô, bạc hà, bạc chỉ, hành tăm mỗi vị 10g, gừng sống 6g. Sắc 1 nước cho uống, ngày 2 lần, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích để uống.

Bài 2: Xuyên khung trà điều tán: bạch chỉ 4g, xuyên khung 8g, kinh giới 8g, bạc hà 16g, khương hoạt 4g, tế tân 2g, phòng phong 3g. Các vị tán bột, ngày uống 24g, uống với nước trà, sau bữa ăn 1-2 giờ. Trị đau đầu, nửa đầu đau do phong hàn.

Nếu người bệnh ho có đờm trắng loãng, thêm hạnh nhân 8g, tiền hồ 8g, tô diệp 12g; bị tắc ngẹt mũi, chảy nước trong, thêm thương nhĩ tử 8g, tân di 6g; đau đỉnh đầu, thêm cảo bản 8g; có rêu lưỡi nhớt, lợm giọng, thêm trần bì 12g, bán hạ chế 12g; sợ lạnh nhiều, lợm giọng, thêm sinh khương 12g, tô diệp 12g; lưng và sau cổ đau khó chịu, thêm cát căn 24g.

Bài 3: Tiểu sài hồ thang gia giảm: sài hồ 12g, hoàng cầm 8g, bán hạ 12g, đảng sâm 24g, cam thảo 6g, sinh khương 5 lát, đại táo 8 quả. Sắc uống. Trị đau đầu do phong hàn đã truyền vào thiếu dương (bán biểu bán lý), với biểu hiện: nóng rét vãng lai, ngực sườn đầy tức, không muốn ăn, tâm phiền, buồn nôn hoặc hồi hộp, tiểu tiện không lợi.

Bài 4: xuyên khung, tế tân, khương hoạt, tinh bạc hà, trà diệp, kinh giới, cát cánh, phòng phong mỗi vị 10g. Các vị sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ kín. Mỗi lần dùng 0,1g, đặt vào lỗ mũi bên đầu nhức, hít nhẹ vào sẽ có tác dụng sau 4-6 phút.

Bài 5: băng phiến 3g, bạch chỉ 3g. Các vị tán bột thô, dùng giấy bản cuộn thành điếu. Châm lửa xông vào mũi. Ngày làm 2- lần, mỗi lần 1 điếu. Dùng liền 3-5 ngày.

đau nhức đầu do ngoại cảm phong nhiệt: Người bệnh thường đau đầu, sợ gió, khát nước, đau cổ họng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác. Phép chữa là sơ phong, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dâu 16g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày, sau khi ăn. Trẻ em chia uống 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích cho uống.

Bài 2: Tang cúc ẩm gia vị: tang diệp, lô căn mỗi vị 10g; cúc hoa, liên kiều mỗi vị 6g; cát cánh, hạnh nhân, hoàng cầm, chi tử mỗi vị 8g; bạc hà, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống.

Nếu nhiệt thịnh thương tân, tâm phiền miệng khát, lưỡi đỏ rêu ít, thêm cát căn 12g, sinh thạch cao 8g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 8g; ho không thoát đờm, đờm vàng dính, miệng khát họng đau, thêm bối mẫu 4g, qua lâu nhân 6g, sa sâm 8g; đại tiện bế sinh mụn nhọt ở mũi, miệng, phủ khí không thông, thêm đại hoàng 6g.

Bài 3: Thanh không cao gia vị: khương hoạt (sao rượu), phòng phong, xuyên khung, hoàng liên (sao rượu), sài hồ mỗi vị 4g; thạch cao 8g, hoàng cầm (1 nửa phần sao rượu) 12g; chích thảo, tri mẫu mỗi vị 6g. Sắc uống.

Bài 4: xuyên khung 3g, lá chè 6g. Các vị rửa sạch, cho vào ấm, đun sôi 5-10 phút; gạn nước, uống trước bữa ăn.

Bài 5: nha tạo 3g, nga bất thực thảo 3g, thanh đại 2g, tế tân 2g. Các vị tán bột mịn. Mỗi đợt dùng 7 ngày, ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 0,2-0,4g thổi vào mũi gây hắt hơi là được.

Bài 6: củ cải tươi, giã vắt lấy nước, nghiền thêm ít băng phiến; nhỏ vào mũi. Mỗi lần 2-3 giọt, ngày 2-3 lần. Dùng liền trong 5 ngày.

Bài 7: cúc hoa, bạc hà, tang diệp, vỏ đỗ xanh, liều lượng bằng nhau, nhồi vào ruột gối để nằm. Dùng trong 1 tháng.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-dau-nhuc-dau-n105245.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Thiên hoa phấn là tên dược liệu (Thuốc) của rễ cây qua lâu còn có tên là dưa trời, dây bạc bắt, có tên khoa học là Trichosanthes kirilowi Maxim, thuộc họ bầu bí - Curcurbitaceae.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY