Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Bài Thuốc chữa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng L với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.
đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông. Đau dây thần kinh hông là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lưng V và cùng L với đặc tính đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.

Theo Đông y, 3 nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa là phong, hàn, thấp. Tùy thể bệnh mà dùng bài Thuốc thích hợp.

Phong tà: Với đặc điểm thường xuyên di chuyển (thiện hành) và thay đổi luôn (đa biến). Thường phối hợp với hàn và thấp gây nên chứng tí (đau). Xâm nhập vào mạch lạc, làm tắc mạch lạc ở cơ khớp gây nên đau ở cơ, ở gân, ở khớp làm vận động khó khăn, song không có nóng, đỏ, đau.

Bài Thuốc: Độc hoạt ký sinh thang: độc hoạt 12g, ngưu tất, bạch thược, đương quy, thục địa, tang ký sinh, đảng sâm, phục linh, đại táo đều 12g, phòng phong, đỗ trọng, cam thảo đều 8g, tế tân, quế chi đều 6g. Sắc uống ngày một thang.

Hàn tà: Có tính làm ngưng trệ và co rút. Tính ngưng trệ làm cho khí huyết, kinh lạc đều ngưng trệ, huyết trệ nặng hơn thành huyết ứ. Có thể nhận định rằng: Bản thân người bệnh có sẵn tình trạng ngưng trệ ở khí huyết, kinh lạc, lại gặp thêm ngoại tà như thời tiết lạnh (hàn tà) xâm nhập làm cho chân co duỗi khó khăn hoặc có từng điểm gân co rút, co giật. Hàn tà gây nên cảm giác nhức hoặc đau như dùi đâm...

Bài Thuốc: Thạch cao tri mẫu quế chi thang (Bạch hổ gia quế chi thang): thạch cao 30g, tri mẫu 10g, quế chi 6g, nhẫn đông đằng 8g, liên kiều 6g, uy linh tiêm 8g, phòng kỷ 10g, hoàng bá 6g, xích thược 8g, đan bì 8g, tang chi 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thấp tà: Có xu hướng phát triển từ dưới thấp trước, thường là từ bàn chân chuyển dần lên nhưng trong bệnh này không có hiện tượng đó. Theo Đông y, vùng eo lưng trở xuống gọi là vùng đái mạch (đái mạch khu), vùng này đau thường liên hệ đến thấp, thấp tà ở vùng đái hạ có liên quan tới tỳ (tỳ chủ thấp). Thấp có thể do tỳ hư, cũng có thể từ hàn sinh ra. Bắt đầu thì hàn sinh ra thấp, sau đó hợp với thấp làm thành hàn thấp. Hàn và thấp phát triển đến một mức độ nào đó cũng hoá ra nhiệt, gây cảm giác nóng ở chỗ đau, thấp hoá nhiệt thành thấp nhiệt.

Bài Thuốc: Quyên tý thang gia giảm: cam thảo 4g, độc hoạt 8g, đương quy 8g, hải phong đằng 4g, hoàng kỳ 8g, khương hoạt 12g, một dược 4g, nhũ hương 4g, phòng phong 8g, tang chi 8g, xuyên khung 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lương y Hoài Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-dau-than-kinh-toa-n97909.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY