Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc phòng và chữa bệnh sởi

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa đông xuân.

YHCT gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng. Nguyên nhân do khí độc đi vào phế, phế chủ bì mao nên có các nốt ban đỏ, khoảng 10 ngày các nốt ban bay mất; nhưng nếu cơ thể suy yếu, nhiệt thịnh bế ở trong, nhiệt tà quá mạnh không ra ngoài (các nốt ban không mọc) dễ gây biến chứng: sưng phổi, tiêu chảy... Bệnh tiến triển theo 3 giai đoạn:

Thời kỳ phát sốt (3 - 4 ngày): Người bắt đầu nóng, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, người mệt mỏi, sốt cao dần, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, niêm mạc miệng có ban chẩn. Xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một vài điểm ban đỏ (thời kỳ này rất giống khởi phát của các bệnh truyền nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học). Phép chữa là tuyên thấu giải độc (giải cơ thấu biểu, tân lương giải biểu) để đưa tà ra ngoài làm mọc nhanh các nốt ban sởi. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá dấp cá 16g, cam thảo đất 12g, rau rệu 16g. Sắc uống, ngày uống 3 lần.

Bài 2: bèo cái 12g, ngưu bàng tử 10g, thăng ma 8g, xác ve sầu 4g, liên kiều 8g, đậu xị 12g, cát căn 8g. Sắc uống. Nếu sốt cao, thêm kim ngân hoa 12g, hoàng cầm 12g.

Bài 3: thăng ma 4g, cát căn 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g. Sắc uống.

Bài 4: cát căn 12g, liên kiều 8g, xác ve sầu 6g, xích thược 6g, bối mẫu 4g, kinh giới 6g, đăng tâm 3g, tiền hồ 5g, ngưu bàng tử 6g, mộc thông 6g, tang bạch bì 5g, cam thảo 2g. Sắc uống.

Thời kỳ sởi mọc (3 - 4 ngày): Xuất hiện các nốt ban sởi, tuần tự từ đầu, mặt, thân mình, lòng bàn tay, bàn chân, mọc càng ngày càng dày, sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác. Phép chữa là thanh nhiệt giải độc. Dùng một trong các bài:

Bài 1: lá tre 20g, sài đất 16g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, sa sâm 12g, cát căn 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống.

Bài 2: tiền hồ 5g, chi tử 5g, tri mẫu 8g, địa cốt bì 8g, cát cánh 6g, mộc thông 6g, hoàng liên 4g, hoàng cầm 6g, cát căn 12g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, huyền sâm 8g, thiên hoa phấn 8g, cam thảo 6g, phòng phong 5g, bạc hà 4g, tang diệp 8g, đăng tâm thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi các nốt sởi mọc kèm sốt cao.

Bài 3: thăng ma 4g, cát căn 12g, xích thược 6g, cam thảo 2g, tô diệp 10g, xuyên khung 8g, ngưu bàng tử 6g. Sắc uống.

Bài 4: ma hoàng 4g, hạnh nhân 6g, thạch cao (sắc trước) 20g, cam thảo 3g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu biến chứng sưng phổi.

Bài 5: tri mẫu 8g, huyền sâm 12g, sừng trâu (sắc trước) 12g, cam thảo 4g, gạo tẻ 15g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có dấu hiệu sốt cao li bì, mê sảng.

Bài 6: hoàng liên sao 2g, hoàng cầm sao 2g, hậu phác sao 2g, chỉ xác sao 4g, binh lang sao 4g, thanh bì 2g, liên kiều 4g, ngưu bàng tử 4g, sơn tra 8g, đương quy 3g, đăng tâm 6g, cam thảo 2g. Sắc uống. Dùng khi sởi mọc có kèm tiêu chảy.

Thời kỳ sởi bay (3 - 4 ngày): Sốt có giảm, nhưng còn triều nhiệt do tân dịch giảm, ho, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu ít. Phép chữa là dưỡng âm, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân sài hồ 8g, sa sâm 12g, huyền sâm 8g, long đởm thảo 3g, đảng sâm 8g, mạch đông 6g, cam thảo 4g, đăng tâm thảo 3g. Tán bột hay sắc uống.

Bài 2: hoàng cầm 12g, địa cốt bì 12g, tang bạch bì 8g, mạch môn 8g, sa sâm 8g, lô căn 8g. Sắc uống.

Bài 3: sa sâm 120g, hoài sơn 60g, cam thảo 80g, đậu đỏ 120g, mạch môn 80g, hoàng tinh 80g, lá dâu non 12g, hạt sen 120g. Tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30g.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-phong-va-chua-benh-soi-4257.html)
Từ khóa: bệnh sởi

Chủ đề liên quan:

bệnh sởi

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY