Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi tại nhà tránh biến chứng nguy hiểm

Sởi là bệnh theo mùa, thường gặp ở trẻ nhỏ và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến Tu vong.

Cha mẹ nên để tâm kỹ càng đến vấn đề chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh sởi (Ảnh minh hoạ)

Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi. Khi sốt có thể dùng Thu*c hạ sốt. Không tự ý cho trẻ uống Thu*c Đông y, nếu dùng kháng sinh phải có chỉ định của bác sĩ.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng làm tổn thương đường tiêu hóa của trẻ.

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. người chăm sóc trẻ bệnh phải đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh, rồi mới được chăm sóc trẻ lành.

Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều phụ huynh cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường chung quanh, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ.

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên, đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

Hãy thực hiện việc tiêm phòng cho trẻ và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ

(Ảnh minh hoạ)

Về việc phòng bệnh cho trẻ các chuyên gia y tế thường khuyến cáo sử dụng các biện pháp như sau:

Tiêm vacxin : tiêm vacxin là biện pháp phòng tránh bệnh sởi an toàn nhất. thông thường, tiêm vacxin phòng sởi mũi đầu khi mà trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ được 18 tháng. trong trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì có thể dùng globulin miễn dịch thì có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh sởi.

Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh : khi chúng ta biết trẻ mắc bệnh sởi thì hãy cách ly với các trẻ lành khác. vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ và thường xuyên rửa tay bằng nước hay xà phòng sát khuẩn. lau nhà và những khu vực chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường để hạn chế việc lây nhiễm.

Lưu ý: nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, ban sởi lặn hết mà vẫn sốt, có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt... … thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bật đèn khi đi ngủ, bé gái dậy thì sớm, tăng 10cm trong 1 năm

Con gái Dandan mới chỉ 7 tuổi nhưng đã sở hữu chiều cao 120cm, vượt xa các bạn cùng trang lứa. Không những vậy, cô bé cũng đã bắt đầu phát triển ngực.

Xem thêm >>

Theo Hoàng Ly/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/cach-cham-soc-tre-bi-benh-soi-tai-nha-tranh-bien-chung-nguy-hiem-d163106.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

https://giadinhvietnam.com/cach-cham-soc-tre-bi-benh-soi-tai-nha-tranh-bien-chung-nguy-hiem-d163106.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/cach-cham-soc-tre-bi-benh-soi-tai-nha-tranh-bien-chung-nguy-hiem-385188)

Tin cùng nội dung

  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY